Góc nhìn về vai trò của người Business Analyst (BA)
1. What is a Business Analyst(BA)?
Job titles for Business Analysis practitioners include not only business analyst, but also business systems analyst, systems analyst, requirements engineer, process analyst, product manager, product owner, enterprise analyst, business architect, management consultant, business intelligence analyst, data scientist, and more. Many other jobs, such as management, project management, product management, software development, quality assurance and interaction design rely heavily on business analysis skills for success.
“Nghề BA là những công việc và thực hành nhằm thúc đẩy thay đổi trong một tổ chức (từ mô hình kinh doanh cho đến tổ chức nhân sự) bằng việc xác định được nhu cầu từ các bên liên quan và đề xuất giải pháp để đáp ứng những nhu cầu đó.– trích ý IIBA BABOK v3
Nếu bạn muốn trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp thì bạn trước tiên phải nắm rõ những công việc cũng như nhiệm vụ của một BA tại doanh nghiệp. Nhìn chung, trong tất cả các tổ chức có quy mô vừa đến lớn đều cần có một Business Analyst, đó là một điều tích cực đối với nghề BA. Đó là một dấu hiệu tốt cho một sự nghiệp vững chắc trong thị trường công việc ngày nay.
2. Chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi “Business Analyst là ai?”
BA phân tích và định hình các tổ chức, bộ cũng như các tổ chức phi lợi nhuận. BA phân tích các mô hình kinh doanh cũng như sự liên kết với công nghệ. BA bao gồm tối thiểu 4 cấp bậc, như dưới đây:
Lập kế hoạch chiến lược: Cấp độ phân tích này bao gồm cả việc đánh giá các hoạt động chiến lược mà công ty phải làm
Phân tích mô hình kinh doanh/ hoạt động: Cấp độ này bao gồm việc xác định cũng như đánh giá về các chinh sách và thủ tục của tổ chức để có thể kinh doanh
Định hình và thiết kế quy trình: Cấp bậc này bao gồm cả mô hình quy trình kinh doanh, đây thường là kết quả của quá trình thiết kế và tạo khuôn mẫu
IT và công nghệ Business Analysis: Cấp độ này bao gồm quy tắc và nhu cầu đối với hệ thống công nghệ. Phần phân tích này thường được thực hiện trong phạm vi IT.
Vai trò của BA
3. Cái nhìn tổng quan về vai trò của BA
Một BA có thể hoạt động như một thành phần trung gian cốt lõi của doanh nghiệp. Vai trò của BA bắt đầu từ một vài khía cạnh và trách nhiệm liên quan mật thiết đến lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của tổ chức. Việc kinh doanh cốt lõi của bất kỳ công ty nào cũng đi cùng với những quy trình, việc đảm bảo các quy trình đó hoạt động thành công là trách nhiệm của BA, người được đặc biệt phân công cho dự án đó. Vai trò chính của một Ba còn là lập ý tưởng tạo ra các quy trình mới, phát triển và hơn hết là thực hiện chúng để đảm bảo chúng hoạt động tốt.
Ngoài ra, các BA bắt buộc phải đảm bảo các quy trình đó được tạo ra theo cách có thể chỉnh sửa và phù hợp với các bộ phận khác của doanh nghiệp. BA phải nắm bắt, hiểu rất rõ về cách các quy trình đó đang hoạt động trong môi trường doanh nghiệp, từ đó, BA có thể xác định được mức độ hiệu quả của quá trình và sau khi đo lường mức độ hiệu quả, BA sẽ có thể tìm được lỗ hổng của quy trình rồi sửa chữa nó. BA cũng phải đảm bảo ngăn chặn các lỗ hổng đó trong những quy trình mới.
Bởi vì BA được xem là quy trình cốt lõi của kinh doanh ở một doanh nghiệp, họ phải giao tiếp, liên kết với rất nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Giao tiếp với những người đứng đầu hoặc các quản lý cấp cao là một vai trò thiết yếu của BA. Hơn nữa, BA cần tương tác với lực tượng Sales, bộ phận Marketing, bộ phận Tài chính, bộ phận Sản xuất, bộ phận Nhân sự như một phần vai trò của họ. BA còn phải nhận thức được hành vi tiêu dùng của khách hàng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh của tổ chức. Trên thực tế, công việc của BA không có tính chất ổn định, họ bắt buộc phải luôn năng động, tài giỏi trong ý tưởng, hành động và cả lời nói. Để sống sót trong sự thay đổi liên tục của thị trường doanh nghiệp, Ba bắt buộc phải liên tục đánh giá lĩnh vực kinh doanh và bắt buộc phải thay đổi theo nếu cần thiết. Hành động này rất quan trọng để đảm bảo sự tối đa hóa thỏa mãn đối với tệp khách hàng của tổ chức và còn để tối ưu hóa lợi nhuận kinh tế.
Nhìn theo một cách đơn giản hơn, cơ bản mà nói một dự án đưa ra là nhằm tạo ra một sự thay đổi nhất định nào đó. Công việc BA là không những tìm cơ sở/lý do chứng minh cho sự cần thiết của một nhu cầu thay đổi mà còn phải tích cực đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng định hướng đó.
Nhìn vào nghĩa rộng của định nghĩa bên trên thì thấy rằng nghề BA hoàn toàn không chỉ giới hạn trong nghành IT. Việc đề xuất giải pháp hoàn toàn có thể liên quan đến bất kì sự thay đổi nào hơn là chỉ nhắm đến sự thay đổi của hệ thống phần mềm. Mục tiêu quan trọng cuối cùng cho sự thay đổi (mà BA sẽ phải đề xuất) vẫn phải là nhằm đạt giái trị nhất định nào đó cho tổ chức hay công việc của con người. Trong thực tế, có rất nhiều BAs không làm cho nghành IT mà lại thiên về việc hỗ trợ kinh doanh hay vận hành tổ chức bằng việc đề xuất cải thiện qui trình vận hành, cải thiện mô hình kinh doanh hay tái tổ chức cấu trúc tài chính v.v.
Mô hình tối giản bên dưới thể hiện các bước mà một BA có thể tham gia. Theo đó, tuỳ thuộc vào nhu cầu, một BA có thể được yêu cầu tham gia và làm những công việc khác nhau tại những giai đoạn hay thời điểm khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế rất ít BA có thể làm tất cả công việc từ A đến Z. Đa số BAs sẽ có thể được phát triển chuyên biệt với những công việc vai trò cụ thể.
Tuy chưa phải là cuối cùng và con tiếp tục mở rộng, nhưng danh sách bên dưới là những vị trí mà ta thường được nghe khi nói về nghề BA.
Business Analyst:
Đây là vị trí mà ta không nên lẫn lộn với tên chung Business Analyst của nghành. Thay vào đó, vị trí này là bao gồm những BAs sở hữu kĩ năng và hiểu biết về tình hình thị trường của một mảng kinh doanh cụ thể nào đó, hoặc nghiệp vụ của một nghành nghề nào đó. Trách nhiệm chính của vị trí này là phân tích qui trình, nguyên tăc nghiệp cụ, mô hình cơ cấu tổ chức v.v. để xác định được vấn đề về vận hành kinh doanh rồi từ đó đề xuất giải pháp. Nhìn chung, giải pháp mà vị trí này đưa ra tập trung giải quyết vấn đề bằng việc thay đổi từ mô hình kinh doanh cho đến qui trình làm việc của phòng ban.
Hình mẫu về vị trí này là bao gồm rất nhiều chuyên gia tư vấn tại các công ty tổ chức lớn. Một số những chức danh khác có cùng ý nghĩa bao gồm Business Consultant hay Management Consultant.
Business Process Analyst:
Vị trí này cũng mang trách nhiệm phân tích qui trình nghiệp vụ nhưng có một chút thiên về kĩ thuật hơn. So với chuyên gia phân tích qui trình bên trên thì vị trí này thiên về sử dụng công cụ để mô hình hoá qui trình hay thậm chí là triển khai qui trình nghiệp vụ đó. Nói một cách khác kết quả công việc của vị trí này ở dạng hướng kĩ thuật hơn với một loạt các mô hình mô phỏng qui trình nghiệp vụ.
Một số chức danh khác mang cùng ý nghĩa công việc như Business Process Engineer, Workflow Engineer v.v.
IT Business Analyst:
Với vị trí này thì các yêu cầu thay đổi một lần nữa được đưa gần hơn đến thiết kế giải pháp kĩ thuật. Nhìn chung, đây là vị trị mà công việc liên quan đến việc phân tích và khơi gợi yêu cầu từ người dung để rồi từ đó đề xuất hướng giải quyết bằng cách vận dụng công nghệ. “Hầu hết các BA kinh nghiệm của viện BA quốc tế đều giữ vai trò này”- Trích Modern Analyst
Nói cách khác, đây là vị trí cầu nối giữa giải pháp công nghệ và nhu cầu của người dùng. Họ thường tham gia vào giai đoạn dự án đã được triển khai. Những công việc đặc trưng bắt đầu từ việc khơi gợi nhu cầu cốt lõi từ người dung, phân tích và đề xuất giải pháp, cho đến việc tạo tài liệu cho những nghiệp vụ cụ thể liên quan đến giải pháp được đề xuất. Đây cũng chính là vị trí BA mà phải tiếp xúc nhiều với các bên khác nhau của dự án trong đó bao gồm cả đội ngũ xây dựng và phát triển giải pháp cũng như đội ngũ kiểm thử.
Các chức danh cũng liên quan đến vị trí này bao gồm Requirements Engineer, Requirement Analyst, Application Consultant, Application Analyst hay gọi chung là BA.
Systems Analyst (SA):
Cũng là một IT BA như bên trên nhưng System Analyst sẽ tập trung nhiều hơn trong việc phân tích và thiết kế hệ thống/sản phẩm kĩ thuật. Nhìn chung, họ sẽ không được mong đợi thể hiện trách nhiệm trong việc khơi gợi và quản lí nhu cầu người dung (user business requirements/needs). Tuy nhiên họ lại có thể liên quan đến việc tạo tài liệu thiết kế sản phẩm/hệ thống (thường bao gồm tìa liệu liên quan đến quy trình nghiệp vụ cũng như tài liệu thiết kế hạ tầng kĩ thuật để xây dựng sản phẩm). Nói một cách khác cụ thể hơn, họ có thể làm việc với người BA chuyên khơi gợi và phân tích nhu cầu người dùng (như đã nêu trên) để tiếp thu thông tin cũng như tài liệu về nhu cầu người dùng. Từ đó SA sẽ tiếp tục làm việc với đội ngũ kĩ thuật để xây dựng và hoàn thiện tài liệu thiết kế sản phẩm/hệ thống.
Các chức danh khác liên quan đến vị trí bao gồm System Engineer hay gọi chung là BA.
Data Analyst:
Đây là vị trí mà công việc tập trung vào phân tích dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong một hệ thống thông tin hay tổ chức kinh tế. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở hỗ trợ trong việc xác định hay dự đoán vấn đề cũng như đưa ra quyết định thay đổi để giải quyết.
Các chức danh khác liên quan như Data Modeler, Business Intelligence Analyst, Data Warehouse Analyst, Systems Analyst hay gọi chung là BA.
Usability/UX Analyst:
Đây là công việc liên quan đến việc phân tích thói quen và cách thức của người dung để từ đó có những thiết kế giao diện cho một sản phẩm phần mềm mà thân thiện và tiện lợi cho người dung. Ở vị trí này người BA sẽ tập trung chủ yếu và tính khả dụng và việc trải nghiệm sản phẩm của người dung.
Các chức danh có liên quan bao gồm User Interface (UI) Designer, Web Designer, Usability Professional, User Experience Professional, Interaction Designer.
Functional Architect (FA):
Đây là vị trí BA nhưng giá trị lại tập trung chủ yếu ở việc quản lý tính năng của một sản phẩm. Rất giống với vị trí Product Manager tuy nhiên FA lại tập trung thiên về việc một sản phẩm sẽ hoạt động như thế nào với chức năng gì hơn là về khía cạnh thị trường của sản phẩm hay thời gian để đưa sản phẩm vào thị trường mà thương thấy ở một Product Manager.
Business Systems Analyst:
Đây là vị trí mà giá trị là sự kết hợp giữa IT BA và System Analyst.