Giới thiệu về cách sử dụng DirectQuery trong Power BI (Phần 4)

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu về các ý nghĩa đầu tiên của việc sử dụng DirectQuery trong Power BI. Nội dung lần này, hãy cùng BAC đi tiếp phần còn lại, đừng quên xem lại các phần đầu tiên để không bỏ lỡ những kiến thức quan trọng về DirectQuery.

Tham khảo:  

Giới thiệu về cách sử dụng DirectQuery trong Power BI (Phần 1)

Giới thiệu về cách sử dụng DirectQuery trong Power BI (Phần 2)

Giới thiệu về cách sử dụng DirectQuery trong Power BI (Phần 3)

1. Giới hạn báo cáo

Hầu hết tính năng báo cáo đều được hỗ trợ trong mô hình DirectQuery. Như vậy, miễn là nguồn cơ bản cung cấp mức hiệu suất phù hợp, thì có thể dùng cùng một trực quan. Có một số hạn chế quan trọng trong các tính năng khác được cung cấp trong Power BI service sau khi báo cáo được xuất bản (publish):

  • Không hỗ trợ Quick Insights: Power BI Quick Insights tìm kiếm các tập hợp con khác nhau trong tập dữ liệu của bạn trong khi áp dụng một tập hợp các thuật toán phức tạp để khám phá những thông tin chi tiết thú vị, tiềm năng. Do nhu cầu truy vấn hiệu suất rất cao, tính năng này không được hỗ trợ trên tập dữ liệu sử dụng DirectQuery.
  • Không hỗ trợ Q&A: Power BI Q&A cho phép bạn khám phá dữ liệu của mình bằng khả năng trực quan, ngôn ngữ tự nhiên và nhận câu trả lời dưới dạng biểu đồ và đồ thị. Tuy nhiên, nó hiện không được hỗ trợ trên tập dữ liệu bằng DirectQuery.
  • Dùng Explore in Excel có thể giảm hiệu suất: Bạn có thể khám phá dữ liệu của mình bằng tính năng Explore in Excel trên một tập dữ liệu. Cách tiếp cận này cho phép Pivot Table và Pivot Charts được tạo trong Excel. Mặc dù khả năng này được hỗ trợ trên các tập dữ liệu dùng DirectQuery nhưng hiệu suất thường chậm hơn so với tạo trực quan trong Power BI. Vì thế, nếu việc dùng Excel quan trọng thì bạn nên tính đến điều này khi sử dụng DirectQuery.
  • Độ dài tối đa cho cột văn bản: Độ dài tối đa của dữ liệu trong cột văn bản cho tập dữ liệu dùng DirectQuery là 32,764 ký tự. Báo cáo về các văn bản dài hơn sẽ dẫn đến lỗi.
2. Bảo mật

Một báo cáo trong DirectQuery luôn dùng cùng một thông tin đăng nhập cố định để kết nối với nguồn dữ liệu cơ bản, sau khi được xuất bản lên Power BI service. Điều này áp dụng cho DirectQuery, không áp dụng cho các kết nối trực tiếp đến SQL Server Analysis Services. Ngay sau khi xuất bản báo cáo DirectQuery, cần phải định cấu hình thông tin đăng nhập của người dùng sẽ được sử dụng. Cho đến khi bạn định cấu hình thông tin đăng nhập, việc mở báo cáo trên Power BI service sẽ dẫn đến lỗi.

Khi thông tin đăng nhập của người dùng được cung cấp, thì những thông tin xác thực đó sẽ được dùng cho bất kỳ người dùng nào mở báo cáo. Cách này tương tự như dữ liệu đã được nhúng (import). Mọi người thấy cùng một dữ liệu, trừ khi bảo mật cấp hàng được xác định là một phần của báo cáo. Nên chú ý đến việc chia sẻ báo cáo, nếu có bất kỳ quy tắc bảo mật nào được xác định trong nguồn cơ bản.

Ngoài ra, “thông tin xác thực thay thế” không được hỗ trợ khi tạo kết nối DirectQuery với SQL Server từ Power BI Desktop. Bạn có thể dùng thông tin đăng nhập Windows hiện tại hoặc thông tin đăng nhập cơ sở dữ liệu của mình.

3. Hành vi trong Power BI service

Phần này sẽ mô tả hoạt động của một báo cáo DirectQuery trong Power BI service để giải thích mức độ tải sẽ được đặt trên nguồn dữ liệu back-end dựa trên số lượng người dùng mà báo cáo và dashboard sẽ được chia sẻ, mức độ phức tạp của báo cáo và bảo mật cấp hàng đã được xác định chưa.

3.1. Báo cáo – mở, tương tác, chỉnh sửa

Khi mở một báo cáo, tất cả trực quan trên trang đang hiển thị sẽ được làm mới. Mỗi trực quan cần ít nhất một truy cần đến nguồn dữ liệu cơ bản, một vài trực quan có thể cần nhiều hơn. Ví dụ, một trực quan có thể tổng hợp các giá trị từ hai bảng dữ kiện khác nhau hoặc chứa một measure phức tạp hoặc chứa tổng số của một measure không cộng tính như Count Distinction. Chuyển sang một trang mới sẽ làm mới những trực quan đó. Làm mới sẽ gửi một nhóm truy vấn đến nguồn dữ liệu cơ bản.

Mọi tương tác của người dùng trên báo cáo đều có thể dẫn đến trực quan được làm mới. Ví dụ, việc chọn một giá trị khác trên một slicer sẽ yêu cầu gửi một nhóm truy vấn mới để làm mới tất cả các trực quan bị ảnh hưởng. Điều này cũng đúng khi nhấp vào một trực quan để đánh dấu chéo các trực quan khác hoặc thay đổi một bộ lọc.

Tương tự, chỉnh sửa một báo cáo mới cần các truy vấn được gửi cho mỗi bước trên đường dẫn để tạo ra trực quan cuối cùng. Có một số kết quả được lưu vào bộ nhớ đệm, việc làm mới trực quan diễn ra ngay lập tức nếu kết quả chính xác đã được thu thập. Nếu bảo mật cấp hàng được xác định, các bộ nhớ đệm sẽ được chia sẻ giữa những người dùng.

3.2. Làm mới Dashboard

Các trực quan riêng lẻ hoặc toàn bộ trang có thể được ghim vào dashboard dưới dạng các ô. Các ô này dựa trên tập dữ liệu DirectQuery tự động làm mới theo lịch trình. Các ô xếp gửi các truy vấn đến nguồn dữ liệu back-end. Theo mặc định, tập dữ liệu làm mới mỗi giờ nhưng có thể được định cấu hình như một phần của cài đặt tập dữ liệu từ hàng tuần đến 15 phút một lần.

Nếu không có bảo mật cấp hàng nào được xác định trong model, mỗi ô sẽ làm mới một lần và kết quả được chia sẻ cho tất cả người dùng. Nếu không, có thể có hiệu ứng cấp số nhân lớn. Mỗi ô yêu cầu các truy vấn riêng biệt cho mỗi người dùng được gửi đến nguồn dữ liệu cơ bản.

Dashboard có 10 ô, được chia sẻ với 100 người dùng, được tạo trên tập dữ liệu bằng DirectQuery với bảo mật cấp hàng và được định cấu hình để làm mới sau mỗi 15 phút sẽ dẫn đến ít nhất 1000 truy vấn được gửi sau mỗi 15 phút đến nguồn back-end.

Hãy xem xét cẩn thận việc sử dụng bảo mật cấp hàng và định cấu hình lịch làm mới.

3.3. Time – outs

Thời gian chờ bốn phút được áp dụng cho các truy vấn riêng lẻ trong Power BI service. Các truy vấn mất nhiều thời gian hơn sẽ không thành công, bạn nên dùng DirectQuery cho các nguồn cung cấp hiệu suất truy vấn tương tác gần. Giới hạn này nhằm ngăn chặn các sự cố do thời gian thực thi quá dài.

Như vậy, BAC đã giới thiệu đến bạn đọc tất cả những ý nghĩa chính của việc sử dụng DirectQuery. Bạn không cần ghi nhớ tất cả những điều này nhưng đây là cơ sở để bắt đầu sử dụng DirectQuery. Đừng quên đón đọc phần tiếp theo của bài viết sẽ được cập nhập tại website bacs.vn.

Nguồn tham khảo:

https://docs.microsoft.com/

Đọc tiếp phần 5 tại đây nhé: Giới thiệu về cách sử dụng DirectQuery trong Power BI (Phần 5)

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

    Các bài viết liên quan: 

    • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
    • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
    • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

    BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung

     

    Previous Post
    Next Post