Giới thiệu giao diện làm việc với báo cáo trong Power BI

Trong Power BI Desktop và Power BI service, report editor (trình chỉnh sửa báo cáo) là nơi mà bạn thiết kế các report (báo cáo) cho khách hàng. Bằng cách sử dụng các biểu đồ, bảng, bảng đồ và nhiều loại đồ thị, hình ảnh khác, tương tự ở cả Power BI Desktop và service.

Thông thường, chúng ta sẽ tạo báo cáo trên Power BI Desktop và chia sẻ nó lên Power BI service và chỉnh sửa tiếp khi cần. Power BI service cũng là nơi mà bạn tạo các dashboards dựa trên những báo cáo.

Sau khi tạo các dashboards và reports, bạn chia sẻ chúng cho khách hàng. Tùy vào cách chia sẻ mà người dùng có thể tương tác với các báo cáo nhưng không thể chỉnh sửa chúng.

Trong Power BI service, report editor chỉ có thể xem ở Editing View (chế độ chỉnh sửa). Để mở một báo cáo trong chế độ chỉnh sửa, bạn phải là chủ sở hữu (owner) hoặc người tạo (creator) hoặc là người đóng góp (contributor) cho workspace làm việc chứa báo cáo.

Các phần chính trong khu vực làm việc của Power BI

Trình chỉnh sửa báo cáo trong Power BI được chia thành các khu vực chính bao gồm:

  1. Top nav pane
  2. Report canvas
  3. Filters pane
  4. Visualizations pane
  5. Fields pane
1. Top nav pane

Các hành động có sẵn từ Top nav pane là các con số, với các hành động mới được thêm vào mọi lúc. Để có thêm thông tin về một hành động cụ thể, sử dụng danh mục tài liệu Power BI hoặc Search box (khung tìm kiếm).

2. Report canvas

Report canvas là nơi mà bạn tạo ra các biểu đồ để trực quan dữ liệu. Khi bạn sử dụng các khung Fields, Filters và Visualizations để tạo các biểu đồ, chúng được xây dựng và hiển thị tại report canvas. Với mỗi tab, bên dưới của canvas sẽ đại diện cho một trang của báo cáo, tương tự như tab trong Excel.

Các khung trong report editor: Có 3 khung được hiển thị khi bạn mở một báo cáo đó là: Filters, VisualizationsFields. Hai khung đầu tiên nằm ở bên trái là Filters và Visualizations, điều khiển cách hiển thị các biểu đồ như loại biểu đồ, màu sắc, bộ lọc, định dạng.

  • Khung cuối cùng nằm bên phải là Fields, quản lý dữ liệu sử dụng để trực quan. Nội dung được hiển thị trong trình chỉnh sửa báo cáo sẽ thay đổi dựa vào lựa chọn của bạn trong khung báo cáo.

Ví dụ, khi bạn chọn một biểu đồ cột như dưới đây:

Mỗi biểu đồ sẽ cho các thông tin khác nhau trong từng khung

  • Filters pane hiển thị bất kì bộ lọc nào trên biểu đồ, trang hoặc tất cả các trang. Trong trường hợp này, có nhiều cấp độ trang bộ lọc nhưng không có các bộ lọc cấp độ biểu đồ.
  • Phía trên của khung Visualizations cho biết loại biểu đồ được sử dụng. Bạn có thể thay đổi bất kì loại nào tùy mục đích. Trong trường hợp này biểu đồ được dùng là loại biểu đồ cột phân cụm.
  • Bên dưới của khung Visualizations là các tab:

    • Fields: Hiển thị các trường được dùng trong biểu đồ, kéo thanh trượt để xem chi tiết. Trong ví dụ trên có 2 trường trong biểu đồ của chúng ta là StoreNumber Name và This Year Sales.
    • Format: Hiển thị khung định dạng cho biểu đồ được chọn, chọn biểu tượng cây lăn sơn.
    • Analytics: Tab cuối cùng, có biểu tượng kính lúp.
  • Khung Fields liệt kê tất cả các bảng có sẵn trong mô hình dữ liệu. Khi bạn mở rộng một bảng, bạn sẽ thấy các trường trong bảng. Dấu kiểm màu vàng sẽ cho biết có ít nhất 1 trường từ bảng được sử dụng trong biểu đồ.
3. Khung Filters

Sử dụng khung Filters để xem, thiết lập và chỉnh sửa các bộ lọc liên tục với báo cáo trong trang, report, drillthrough và cấp độ biểu đồ. Bạn có thể dùng bộ lọc ad-hoc trên các trang báo cáo và trực quan bằng cách chọn các đối tượng của những biểu đồ hoặc sử dụng các công cụ như slicers. Lọc trong khung Filters có một lợi thế là các bộ lọc được lưu cùng với báo cáo.

Tham khảo: Slicer là gì? Cách sử dụng slicer trong Power BI

Một tính năng mạnh mẽ khác là cho phép lọc bằng cách sử dụng một trường chưa có trong một trong cách biểu đồ của báo cáo. Ví dụ, khi tạo một biểu đồ, Power BI tự động thêm tất cả các trường trong biểu đồ vào khu vực bộ lọc cấp độ biểu đồ của khung Filters. Nếu muốn thiết lập một biểu đồ, trang, drillthrough hoặc bộ lọc báo cáo, sử dụng một trường mà hiện không được dùng trong biểu đồ, chỉ cần kéo nó vào một trong nhóm của Filters.

Ví dụ, bạn có thể định dạng các bộ lọc để trông chúng như bản báo cáo hoặc khóa hay ẩn chúng khỏi báo cáo của khách hàng.

Các bộ lọc được liệt kê chi tiết, cụ thể

4. Khung Visualizations

Có 4 khu vực được phân chia từ cao đến thấp, bắt đầu từ trên cùng. Đây là nơi để chọn loại biểu đồ để sử dụng, các biểu tượng nhỏ cho biết các loại mà bạn có thể dùng. Trong ví dụ trên, biểu đồ bong bóng được chọn, nếu bắt đầu tạo một biểu đồ bằng cách dùng các trường mà không chọn loại nào, Power BI sẽ tự động chọn cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn lại một loại biểu đồ khác tùy theo nhu cầu.

Power BI cung cấp sẵn nhiều tùy chọn biểu đồ trực quan

Ngoài ra, Power BI Desktop còn hỗ trợ download các biểu đồ tùy chỉnh và biểu tượng của các biểu đồ này cũng sẽ được hiển thị ở đây.

4.1. Quản lý các trường trong một biểu đồ

Bucket sẽ thay đổi tùy vào loại biểu đồ được chọn

Các buckets hay wells trong khung này sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại biểu đồ mà bạn chọn ở trên. Ví dụ, với biểu đồ cột, bạn sẽ có các buckets nhu Axis, Legend và Values. Khi bạn chọn một trường hoặc kéo nó vào canvas, Power BI thêm trường đó và buckets. Hoặc bạn có thể kéo và thả các trường từ khung Fields vào các buckets này.

Một vài buckets sẽ bị giới hạn loại dữ liệu, ví dụ, bucket Values sẽ không chấp nhận các trường không phải dữ liệu số. Vì thế, nếu bạn kéo trường Category vào bucket Values, Power BI sẽ thay nó bằng Count of Category.

Phần này của khung cũng có những lựa chọn để điều khiển hành vi drillthrough và fillter.

4.2. Định dạng các biểu đồ của bạn

Định dạng biểu đồ để thay đổi cách nó hiển thị trong báo cáo

Lựa chọn tab format bằng cách chọn biểu tượng con lăn sơn, các tùy chọn có sẵn phụ thuộc vào loại biểu đồ đang dùng.

4.3. Thêm các phân tích vào những biểu đồ của bạn

Chọn biểu tượng kính lúp để hiển thị khung phân tích, các tùy chọn có sẵn phụ thuộc vào loại biểu đồ được lựa chọn.

Analytics cho phép thêm các đường tham chiếu động

Với ngăn Analytics trong Power BI service, bạn có thể thêm các đường tham chiếu động và cung cấp trọng tâm cho các xu hướng và hiểu biết quan trọng.

5. Khung Fields

Khung Fields sẽ hiển thị các bảng, thư mục và các trường trong dữ liệu của bạn mà có sãn để tạo các biểu đồ.

Các biểu tượng và dấu check biểu thị ý nghĩa của trường

Kéo một trường vào trang để tạo một biểu đồ hoặc kéo nó vào biểu đồ có sẵn để thêm trường vào biểu đồ.

Khi bạn thêm một dấu kiểm bên cạnh một trường, Power BI thêm trường đó để khởi động biểu đồ. Và nó cũng quyết định bucket nào được đặt vào trường đó, ví dụ, nên dùng trường này cho Axis, Legend hay Value? Power BI sẽ đưa ra lựa chọn tốt nhất và sau đó, bạn có thể chọn lại.

Một trong hai cách, mỗi một trường được chọn được thêm vào khung Visualizations trong trình chỉnh sửa báo cáo. Trong Power BI Desktop, bạn có các tùy chọn hiển thị hoặc ẩn các trường, thêm những công thức tính toán…

5. Các biểu tượng bộ lọc

Power BI sử dụng một số các biểu tượng khác nhau để biểu thị cho các loại trường trong một báo cáo. Khi đã có thể nhận diện chúng, bạn sẽ hiểu về chúng nhiều hơn và cách mà chúng tác động lên các biểu đồ, tham khảo một vài loại phổ biến tại đây.

Như vậy là chúng ta đã hoàn tất một vòng quanh khu vực làm việc của Power BI. Bạn đọc quan tâm lĩnh vực phân tích dữ liệu nói chung và Power BI nói riêng hãy tham gia ngay khóa học tại BAC. Hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số Hotline: 0909 310 768 để được tư vấn lộ trình học phù hợp với nhu cầu, công việc, trình độ.

Nguồn: docs.microsoft.com

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2020.2 – click vào đây

BAC Biên soạn và tổng hợp nội dung

Previous Post
Next Post