Power BI là công cụ phân tích và trực quan dữ liệu mạnh mẽ. Một trong các tính năng hàng đầu của Power BI đó là Filter (bộ lọc). Bộ lọc giúp bạn phân tích các tập hợp con của dữ liệu và tập trung vào những điều quan trọng. Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả những điều mà bạn cần biết về Filter trong Power BI.
1. Filter trong Power BI là gì?
Filter hay bộ lọc trong Power BI là những điều kiện được áp dụng cho dữ liệu. Qua đó, Power BI có thể hiển thị các thông tin được chỉ định. Có nhiều cấp độ bộ lọc khác nhau:
- Bộ lọc cấp độ trực quan: Các bộ lọc được áp dụng cho duy nhất một trực quan. Tầm ảnh hưởng của bộ lọc chỉ trong phạm vi dữ liệu của trực quan đó.
- Bộ lọc cấp trang: Các bộ lọc có phạm vi áp dụng cho toàn bộ trực quan trên một trang của báo cáo.
- Bộ lọc cấp báo cáo: Các bộ lọc này được áp dụng cho toàn bộ trực quan của mọi trang trong báo cáo.
- Bộ lọc chi tiết: Bộ lọc giúp tập trung vào các khía cạnh cụ thể của dữ liệu thông qua điều hướng từ chế độ xem chung đến chế độ xem chi tiết hơn.
2. Các loại Filters trong Power BI
- Bộ lọc cơ bản:
Bộ lọc cơ bản là dạng bộ lọc đơn giản nhất. Bộ lọc này thường được dùng cho các thuộc tính như ngày tháng, số hoặc văn bản. Các bạn có thể tùy ý chọn hoặc nhập những giá trị mong muốn bao gồm hoặc bị loại trừ khỏi báo cáo của mình.
- Bộ lọc nâng cao:
Các bộ lọc này giúp thực hiện những điều kiện phức tạp hơn, như lọc dựa trên nhiều điều kiện hoặc dùng các phép toán logic như AND, OR và NOT.
- Bộ lọc Top N:
Những bộ lọc Top N sẽ giúp bạn hiển thị số lượng mục 'N' hàng đầu dựa trên một thước đo cụ thể. Ví dụ như việc lọc ra danh sách 10 sản phẩm bán chạy nhất.
- Bộ lọc ngày tháng tương đối:
Các bộ lọc dành để làm việc với dữ liệu chuỗi thời gian, cho phép bạn lọc dữ liệu trong ‘N’ ngày, tuần, tháng,....
- Slicer:
Slicer là một canvas giúp lọc các trực quan khác trên một trang. Slicer tương tác với người dùng và cung cấp quyền kiểm soát dữ liệu cho người xem báo cáo.
3. Cách áp dụng các bộ lọc
Dưới đây là quy trình các bước để áp dụng bộ lọc trong Power BI:
- Chọn trực quan: Chọn trực quan mà bạn muốn áp dụng bộ lọc bằng cách nhấp chuột.
- Truy cập ngăn Filters: Mở ngăn Filters ở bên phải của màn hình.
- Thêm bộ lọc: Để thêm bộ lọc, bạn kéo một trường vào phần bộ lọc mong muốn ở cấp độ Trực quan, Trang hoặc Báo cáo.
- Đặt tiêu chí bộ lọc: Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn loại bộ lọc và chỉ định những điều kiện mong muốn.
4. Những cách tốt nhất để áp dụng bộ lọc trong Power BI
- Thấu hiểu dữ liệu: Bạn cần tìm hiểu mô hình dữ liệu và mối liên hệ giữa các bảng.
- Dùng Slicer để tương tác: Đừng quên tận dụng Slicer để cung cấp cho người dùng khả năng tương tác với báo cáo.
- Càng đơn giản càng tốt: Sử dụng bộ lọc là một cách tốt nhưng bạn không nên lạm dụng nó vì có thể làm báo cáo trở nên phức tạp.
- Sử dụng thông tin chi tiết đúng cách: Thông tin chi tiết rất quan trọng nhưng vẫn cần được dùng đúng cách.
- Tối ưu hiệu suất: Các bộ lọc sẽ tác động đến hiệu suất của báo cáo. Bạn cần đảm bảo số lượng bộ lọc sao cho hiệu suất được tối ưu.
5. Các vấn đề thường gặp với bộ lọc trong Power BI
- Mối quan hệ giữa các bảng: Đây là vấn đề rất phổ biến, bạn cần kiểm tra và đảm bảo tính chính xác.
- Cài đặt bộ lọc: Các bộ lọc thường được đặt để bao gồm các giá trị trống hoặc có thể không được định cấu hình đúng cách.
- Các vấn đề về hiệu suất: Nguyên nhân phổ biến dẫn đến vấn đề về hiệu suất là bộ lọc phức tạp.
Bộ lọc của Power BI giúp chuyển đổi dữ liệu thô thành những thông tin chi tiết. Việc hiểu rõ và áp dụng bộ lọc một cách hiệu quả sẽ giúp bạn nâng tầm báo cáo của mình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Nguồn tham khảo:
https://databear.com/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC