Khi công nghệ phát triển quá nhanh và không thể nắm bắt, vai trò của các nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst) càng được nhấn mạnh. Cùng với đó là sự xuất hiện của AI đã định hình lại nền kinh tế và buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để phát triển. Bài viết này đề cập đến phân tích kinh doanh trong bối cảnh AI được tổng kết từ một tập Business Analysis Live mới nhất của IIBA.
1. Nắm bắt việc tạo giả thuyết, bằng chứng về khái niệm và thất bại nhanh
Tầm quan trọng của các giả thuyết và thử nghiệm trong môi trường công nghệ phức tạp và chuyển động nhanh được nhấn mạnh. Business Analyst đóng vai trò chính trong việc xác định và tạo ra các giả thuyết và thử nghiệm dựa trên giá trị phù hợp với chiến lược của tổ chức. Cách tiếp cận này cho phép kiểm tra các giả định nhanh chóng và hiệu quả để đưa ra quyết định chính xác hơn.
Vai trò của Business Analyst càng quan trọng hơn trong bối cảnh AI
Bên cạnh đó, Business Analyst còn mang lại kết quả tốt hơn cho tổ chức bằng cách liên kết các giả thuyết với hành vi của người dùng và kết quả kinh doanh. Điều này cho phép chuyển trọng tâm từ các giải pháp xác định sang tư duy linh hoạt và dễ thích ứng hơn, rất cần thiết trong bối cảnh AI năng động.
Cuối cùng, khái niệm về cách tiếp cận thất bại nhanh khuyến khích các chuyên gia lặp lại nhanh chóng, học hỏi từ những thất bại và điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp. Điều này cho phép cải tiến và đổi mới liên tục một điều cần thiết trong việc tận dụng tốt các công nghệ AI.
2. Nâng cao kỹ năng trong thời đại AI
Các Business Analyst cần phải liên tục nâng cao kỹ năng của mình trong thời đại AI. Việc nâng cao kỹ năng cần có sự kết hợp giữa kiến thức từ các lớp học và kinh nghiệm thực tiễn. Bạn nên tìm kiếm những tấm gương để noi theo, hợp tác với người khác và rèn luyện các kỹ năng trong những bối cảnh khác nhau.
Các lớp học được xem là điểm khởi đầu trong quá trình phát triển kỹ năng. Sự thành thạo đến từ việc thực hành, phản hồi và quan sát nhiều lần. Bằng cách tham gia vào các mức độ phức tạp khác nhau và tìm kiếm phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau, các Business Analyst có thể nâng cao được kỹ năng của mình một cách hiệu quả.
3. The AI Accelerator Framework
Một trong những khái niệm chính giúp các Business Analyst hiểu được việc tích hợp phân tích vào các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh là The AI Accelerator Framework. Nó được thiết kế để cung cấp một cách tiếp cận có cấu trúc để hiểu cách phân tích phù hợp với kết quả kinh doanh, phát triển phần mềm và tài sản.
The AI Accelerator Framework
Framework này bắt đầu bằng tài sản là những thành phần liên tục và sống động mà Business Analyst tạo ra để tạo điều kiện cho việc ra quyết định, hội thoại và phân tích trong bối cảnh AI. Các tài sản bao gồm nhiều yếu tố như kiến trúc kinh doanh, mô hình quy trình kinh doanh và quy tắc kinh doanh. Khi tài sản là tài nguyên được sử dụng liên tục và lâu dài, chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn và loại bỏ nhu cầu bắt đầu lại ở mỗi giai đoạn.
Bước tiếp theo trong framework sẽ bao gồm giả thuyết và thí nghiệm. Đây là giai đoạn Business Analyst tiến hành kiểm tra các giả định, thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định một cách hiệu quả. Trên cùng của kim tự tháp là kết quả kinh doanh, nhấn mạnh mối liên hệ giữa hành vi người dùng, sản phẩm phân phối và kết quả kinh doanh.
Cuối cùng, AI Accelerator Framework giúp Business Analyst nhấn mạnh vào phân tích liên tục, thử nghiệm dựa trên giả thuyết và tập trung vào kết quả thực tiễn.
Bối cảnh AI là điều đã và đang diễn ra, các Business Analyst cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thế giới kỹ thuật số. Mong rằng những thông tin được tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có được sự chuẩn bị tốt nhất. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Nguồn tham khảo:
https://www.iiba.org/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC