Để đạt được viễn cảnh kinh doanh cân bằng, bạn nên cân nhắc việc sử dụng thẻ điểm cân bằng như một phần của việc lập kế hoạch chiến lược. Thẻ điểm cân bằng giúp chuyển hóa tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp thành những mục tiêu và thước đo cụ thể. Việc này được thực hiện thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường chi tiết thành quả hoạt động trong một tổ chức trên bốn khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển.
Để bắt đầu phân tích thẻ điểm cân bằng, công ty cần phải xác định sứ mệnh, tầm nhìn cũng như hiểu biết về tình hình tài chính, cơ cấu kinh doanh hiện tại và trình độ chuyên môn của nhân viên. Bài viết sau, cùng BAC tìm hiểu, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua thẻ điểm cân bằng nhé!
Phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra. BSC mang đến cho các nhà quản lý một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Có bốn yếu tố chính trong Thẻ điểm cân bằng: Khách hàng, học tập và phát triển, tài chính và quy trình nội bộ.
1.Khách hàng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào nhu cầu và sự hài lòng là một trong những chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hoạt động của khách hàng tốt hay kém là chỉ số hàng đầu cho sự thành công hay thất bại trong tương lai của một doanh nghiệp. Bạn nên xem xét các câu hỏi như: Đề xuất giá trị mà bạn cung cấp trong phân khúc thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Bạn cần hiểu rõ về những gì khách hàng của bạn sẵn sàng chi trả và cung cấp được những giá trị đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Phần này của thẻ điểm cân bằng giúp bạn tập trung vào thị trường và khách hàng của mình.
2.Học hỏi và phát triển
Phần này của Balanced Scorecard bao gồm văn hóa kinh doanh, thái độ của nhân viên, các chương trình tự cải tiến và đầu tư vào phát triển nhân viên của công ty. Các doanh nghiệp thành công dài hạn thường đầu tư vào sự thành công của nhân viên. Hiệu suất cao được thúc đẩy bởi những nhân viên vui vẻ và tận tâm. Hầu hết các tổ chức hiện nay đang hoạt động trên nền tảng tri thức. Kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên giúp giữ cho mọi công việc vận hành đúng hướng. Nhưng thật không may, khi nhân viên rời đi, tri thức của họ cũng ra đi và việc lấy lại nó mất rất nhiều thời gian. Những điều cần xem xét bao gồm: sự hài lòng của nhân viên, giữ chân nhân viên, đào tạo nhân viên, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực cũng như niềm tin, giá trị và thái độ của doanh nghiệp. Hãy tự hỏi: Cơ sở hạ tầng loại nào cần thiết để thúc đẩy sự thành công kinh doanh dài hạn, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và thay đổi để đáp ứng các yêu cầu liên tục?
3.Tài chính
Dữ liệu về tài chính của công ty vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần đảm bảo sử dụng đúng loại dữ liệu cùng với thông tin kịp thời và chính xác. Đối với ban quản lý, chỉ có thông tin về lợi tức đầu tư có thể là không đủ. Khi dữ liệu trở nên phức tạp và tập trung hơn, các dữ liệu tài chính khác cùng chỉ số hiệu suất chính sẽ trở nên quan trọng. Chẳng hạn như việc xem xét phân tích chi phí lợi ích cost - benefit hoặc phân tích rủi ro để xem xét tác động dài hạn. Đây là một sự chuyển đổi nhỏ dẫn đến những thay đổi lớn.
4.Quy trình nội bộ
Khía cạnh này đề cập đến các quy trình nội bộ cốt lõi của mà doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư để trở nên vượt trội. Đội ngũ quản lý cần biết điều gì đang hiệu quả và điều gì không hiệu quả liên quan đến nhu cầu của khách hàng và sứ mệnh kinh doanh. Hiểu được trạng thái hiện tại của quy trình kinh doanh cho phép tập trung vào trạng thái làm việc mong muốn trong tương lai nhằm mang lại kết quả tích cực, có thể đo lường được cho doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đo lường chỉ nên tập trung vào các quy trình nội bộ cốt lõi và có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng và việc thực hiện các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Có một thẻ điểm cân bằng phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và định hướng của doanh nghiệp là một phần quan trọng trong thành công của bạn. Nếu được xây dựng tốt, nó sẽ trở thành một phần của bản đồ chiến lược và là công cụ giao tiếp cho phép bạn dễ dàng chia sẻ công việc và tiến độ của mình với các bên liên quan. Hy vọng với những kiến thức về thẻ điểm cân bằng được BAC tổng hợp, bạn có thể suy nghĩ xa hơn và tạo ra những thành công mà bạn xứng đáng. Đừng quên thường xuyên ghé thăm BAC's Blog để đón đọc nhiều điều bổ ích hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC