Con đường đến với nghề Business Analyst cho Sinh viên/ Tester, Developers

Vai trò của nghề Business Analyst nổi lên không chỉ bởi nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp mà còn xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của vị trí này, tiềm năng cũng như  xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0 khiến không ít các bạn trẻ hay các chuyên gia trong các lĩnh vực khác hướng sự quan tâm, thắc mắc của mình đến nghề này. Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra trên khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội, blog về nghề BA như “Những yêu cầu kiến thức nào cần thiết cho BA?”, “Cần các kỹ năng gì để trở thành một BA?”, “Vừa tốt nghiệp đại học có thể trở thành một BA không?”, “Cần kinh nghiệm gì để bắt đầu công việc BA?” với mong muốn được tiếp cận và phát triển sự nghiệp như một Business Analyst. Qua những trăn trở đó, BAC hiểu rằng cần một lộ trình dành cho nghề BA đầy thử thách này. Và để làm rõ hơn lộ trình đó, BAC sẽ giải quyết bằng cách trả lời câu hỏi “Bạn đang ở đâu trên con đường tiến đến Business Analyst?”

Sẽ có 2 trường hợp cho câu hỏi này nếu bạn là người mới bước vào nghề BA?

Trường hợp 01: Bạn là một người mới toanh (Fresher), sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm về các ngành nghề liên quan và muốn bắt đầu với Business Analyst?

Trường hợp 02: Bạn đang là một Project Management, QA/QC Tester, User Researcher, Developer, … và muốn trở thành một Business Analyst?

 

1. Ở trường hợp 01: 

Để có thể bắt kịp thời đại, sinh viên nên bắt đầu định hướng nghề nghiệp ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, có cái nhìn thực tế cho sự nghiệp của mình, từ đó lập kế hoạch cho việc học tập, rèn luyện hiệu quả. Có rất nhiều ngành nghề mới xuất hiện trong kỷ nguyên số, Business Analyst sẽ là một trong những ngành nghề được săn đón trong những năm tới do xu hướng của thị trường việc làm, mức lương cao và công việc hiện đại hóa. Nếu có sở thích, đam mê về phân tích, giao tiếp đàm phán và làm việc với công nghệ, có mong muốn đến với nghề Business Analyst thì sinh viên nên bắt đầu trang bị cho mình những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết ngay từ bây giờ. Vậy làm thế nào để một fresher có thể theo đuổi nghề Business Analyst ngay khi mới ra trường?

BAC sẽ chia sẻ với bạn về những bước cơ bản trong lộ trình đến tới nghề Business Analyst(BA) với xuất điểm là một sinh viên…

1.1 Bổ sung và cải thiện các kỹ năng của một Business Analyst
  • Đối với các sinh viên trong các ngành Công nghệ thông tin(CNTT):

Với thế mạnh về CNTT, phần mềm, sinh viên các ngành này là những người dễ tiếp cận với BA bởi đặc thù công việc liên quan đến dữ liệu, hệ thống. Cũng bởi đặc thù đó mà đa phần sinh viên CNTT đều kém kỹ năng giao tiếp bởi phải làm việc với máy tính hầu hết thời gian. Nhưng trong công việc của BA, chúng ta phải diễn đạt những kế hoạch, dự án, yêu cầu của khách hàng đến các bộ phận, phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng để tiếp nhận yêu cầu, xử lý các vấn đề, truyền tải thông tin đến các bên liên quan, vì thế nếu khả năng giao tiếp không đảm bảo được yêu cầu thì sẽ không đảm bảo được hiệu quả công việc. Những cuộc họp, hội nghị hay những buổi thảo luận, làm việc nhóm chính là cơ hội tốt nhất để các bạn sinh viên có thể trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp của mình. 

Tham khảo thêm bài viết: Những kiến thức & kỹ năng cần có của một Business Analyst (BA)

Ngoài ra sinh viên ngành này còn cần phải bổ sung các kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ khác như quản lý, kế toán, tài chính,… để có thể linh hoạt được trong các dự án về các lĩnh vực kinh tế khác.

Để học và cải thiện các kiến thức chuyên ngành theo từng lĩnh vực hay còn gọi là Domain Knowlege, bạn có thể tham khảo cách học & tiếp cận một chuyên ngành mới.

  • Đối với sinh viên các ngành khác:

Nhóm sinh viên này có lợi thế hơn về khả năng giao tiếp và một số lĩnh vực kinh doanh nhưng lại có một rào cản lớn về công nghệ và kỹ thuật. Để có khả năng đàm phán với các bên liên quan, nhóm này cần đầu tư thêm kiến thức về linh vực công nghệ, kỹ thuật để có thể truyền tải nội dung chính xác nhất đến với khách hàng và các bộ phận. Nhưng với tính năng động, linh hoạt của lĩnh vực đang theo học thì khả năng thích nghi với các công việc của BA sẽ rất tốt. Vậy nên hay trau dồi kỹ năng kỹ thuật còn thiếu và tự tin bước tới với nghề BA. 

Tham khảo thêm hành trang cần chuẩn bị của một Business Analyst (BA)

Khi đã xác định được các kỹ năng cần thiết, cách học, cách tìm hiểu nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận hiệu quả nhất với thời gian ngắn nhất thì bạn nên: 

1.2 Hình dung và nắm được mình sẽ làm gì?

Vấn đề lớn nhất khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp để đi theo là việc mình sẽ đi đến đâu và đạt được thành tựu gì cũng như con đường phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai ra sao?! – Tham khảo bài viết về con đường phát triển nghề Business Analyst(BA).

Tham khảo các bài viết: 

2. Trường hợp 02

Tiếp theo BAC sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Bạn đang là một thành phần trong dự án, tổ chức và muốn trở thành một Business Analyst?”

Bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, tiếp cận với một lĩnh vực mới, đòi hỏi những kiến thức mới luôn là một thử thách khó khăn nhưng không kém phần thú vị đối với những người trẻ thích sự thay đổi. Theo BALearnings.com: “chúng tôi không tin rằng Domain Knowledge là điều kiện quyết định đầu tiên để có thể đảm nhận công việc của Business Analyst. Có rất nhiều kỹ năng quan trọng trong Business Analysis và Domain Knowledge chỉ là một trong số chúng. Tuy nhiên, để cải thiện giá trị của bạn trong vai trò là một Business Analyst thì Domain Knowledge cũng là một điểm mấu chốt trong quá trình phát triển sự nghiệp”. Có 3 giai đoạn trong việc chuyển đồi sang nghề Business Analyst như chúng tôi trình bày dưới đây.

2.1 Cải tiến Domain Knowledge của bạn

Đây là giai đoạn quan trọng để tạo nên một nền tảng vững chắc cho bạn trước khi bước vào công việc Business Analysis. Bạn phải tìm kiếm những điểm tương đồng trong công việc hiện tại với công việc của BA. Sau đó liên tục bổ sung, củng cố các kiến thức trong lĩnh vực của mình, phát triển điểm mạnh của bản thân liên quan đến các kỹ năng của BA. Từ đó để hình thành bước đà cần thiết để có thể dễ dàng tiếp cận với lĩnh vực BA. Để hình dung rõ hơn về giai đoạn này chúng ta lấy ví dụ về một công việc chức năng: Bạn đang ở vai trò Tester của dự án.

  • Ở giai đoạn này một Tester phải tìm kiếm và tiếp tục trau dồi các kỹ năng tương đồng với BA.
  • Tiếp tục củng cố kiến thức về phần mềm, đây cũng chính là điểm mạnh của một Tester trong quá trình chuyển đổi sang BA. 
  • Tiếp tục phát triển khả năng chú ý chi tiết và hiểu biết sâu sắc về cách hệ thống phần mềm được xây dựng
  • Phát triển hơn lợi thế có liên quan đến BA như thấu hiểu lợi ích của khách hàng, khả năng phân tích, đánh giá các tài liệu về yêu cầu
  • Tester là người đánh giá, thông qua các yêu cầu về phần mềm, điều này giúp cho họ có thể liên kết với các yêu cầu của khách hàng khi đảm nhận vị trí BA
  • Tester có nhiệm vụ lưu lại các báo cáo lỗi liên quan đến dự án, phát triển kỹ năng lưu trữ này sẽ giúp rất nhiều trong công việc của BA
  • Một Tester trong dự án cũng phải làm việc với rất nhiều bộ phận, hãy tận dụng nó để luyện tập khả năng giao tiếp thật tốt, đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của một BA
  •  Bên cạnh đó hãy luôn quan sát và tìm hiểu cách hoạt động của một BA để có cái nhìn thực tế nhất về nghề nghiệp tương lai của bạn

Trong giai đoạn này, bạn hãy tìm hiểu những tài liệu về Business Analyst để tiếp cận dần với nghề này, từ đó hãy rút ra cái nhìn về nghề để chắc chắn có thể đưa ra quyết định chuyển đổi trong tương lai.

Từ Tester đến Business Analyst

Nguồn: https://www.softwaretestinghelp.com

Tham khảo thêm bài viết: Những kiến thức & kỹ năng cần có của một Business Analyst (BA)

Tham khảo video sau để hiểu hơn về chiến lược & lộ trình chuyển từ Developer (Lập trình viên) sang Business Analyst- BA (Phân tích nghiệp vụ phần mềm)

Tham khảo video khác nói về lộ trình trở thành BA của người không xuất phát từ CNTT

2.2 Đến với Business Analyst Foundation

Sau khi đã qua giai đoạn đầu tiên, bạn đã có đủ những nhận thức và kỹ năng để sẵn sàng cho chặn đường Business Analyst tiếp theo. Ở đây bạn sẽ bắt đầu tìm học những kiến thức Business Analyst nền tảng để hình thành mindset của một BA thực sự. Giai đoạn này sẽ là “thai nghén” cho cả sự nghiệp của bạn, vậy nên hãy lựa chọn một chứng chỉ phù hợp và hơn hết là một tổ chức có uy tín trong ngành để đảm bảo chất lượng nguồn kiến thức thu vào. Với điều kiện này, BAC đảm bảo tư vấn chính xác về các chứng chỉ BA đối với trình độ của bạn, đảm bảo cung cấp các khóa học về BA chất lượng nhất cùng những giảng viên uy tín để bạn có thể yên tâm về nền tảng kiến thức của mình. Để chọn được chứng chỉ phù hợp với lộ trình của mình, dưới đây sẽ là một số gợi ý của BAC.

Tham khảo thêm hành trang cần chuẩn bị của một Business Analyst (BA)

Đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho con đường sự nghiệp Business Analyst trong tương lai của bạn, nếu bạn thực sự nghiêm túc và mong muốn có thể phát triển trong nghề này, hãy thật chú tâm ở giai đoạn này để có được nền tảng vững vàng nhất.

2.3 Phát triển Domain Knowledge trong Business Analyst

Khi đã bước qua 2 giai đoạn trên, bạn đã có kiến thức nền tảng và có thể bắt đầu công việc của một Business Analyst. Hãy mạnh dạng chuyển đổi hồ sơ để khám phá hành trình sự nghiệp BA. Nhưng hãy nhớ, đây chỉ mới là nền tảng, để thực sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả trong tương lai, bạn phải mở rộng Domain Knowledge ở các lĩnh vực khác để có thể làm việc linh hoạt trong nhiều dự án, bên cạnh đó là nâng cao khả năng BA của mình để trở thành một chuyên gia phân tích nghiệp vụ.

Để học và cải thiện các kiến thức chuyên ngành theo từng lĩnh vực hay còn gọi là Domain Knowlege, bạn có thể tham khảo cách học & tiếp cận một chuyên ngành mới.     

Tham khảo thêm bài viết: BA con đường không chỉ dành riêng cho các ITers   

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung BAC

Previous Post
Next Post