Chứng chỉ BAC và chứng chỉ IIBA

Hầu hết học viên tham tham gia các khóa học “Phân tích nghiệp vụ” tại trung tâm BAC đều có chung một thắc mắc về vấn đề chứng chỉ. Cụ thể như:
  • “Chứng chỉ của IIBABAC có gì khác nhau?”
  • “Hai chứng chỉ này là có phải là một không?”

1. Chứng chỉ BAC và chứng chỉ IIBA có giống nhau không?

Chứng chỉ BAC và chứng chỉ IIBA có giống nhau không?

Bất kỳ khóa học Phân tích nghiệp vụ phần mềm nào (cơ bản hoặc nâng cao) tại BAC, sau khi học viên hoàn tất khóa học đều được cấp 02 phôi chứng chỉ chuẩn EEP. Cầm trên tay chứng chỉ, nhiều bạn khá mơ hồ và không biết rằng chứng chỉ này có giá trị như thế nào. Thậm chí nhiều bạn còn cho rằng chứng chỉ của IIBA với chứng chỉ tại BAC là một!
 
Thực chất chứng chỉ BAC IIBA là hai chứng chỉ hoàn toàn khác nhau. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Sau đây BAC sẽ nêu rõ sự sự khác biệt hoàn toàn giữa 02 chứng chỉ này.
 

1.1 Chứng chỉ của IIBA

Chứng chỉ của IIBA

Chứng chỉ của IIBA sẽ bao gồm 04 cấp độ. Tuy nhiên đến tháng 10/2020, hiện tại còn 03 cấp độ (tham khảo cập nhật mới nhất tại đây). Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ đề cập đến 02 cấp độ phổ biến nhất như sau:
  1. Certification of Competency in Business Analysis™ (CCBA®)
  2. Certified Business Analysis Professional™ (CBAP)
Tham khảo thêm về các chứng chỉ trong tâm của BA tại đây!
Sự khác biệt giữa Chứng chỉ BAC & Chứng chỉ của IIBA
 
① Tham khảo thêm về Chứng chỉ cuối khoá BAC
② Tham khảo thêm về Chứng chỉ quốc tế IIBA
③ Tham khảo thêm về Chứng chỉ online, chứng chỉ giấy
④ Tham khảo thêm về Điều kiện cần để thi chứ chỉ IIBA
 
Để có thể nhận được một trong hai chứng chỉ này từ IIBA, bạn cần phải trải qua kỳ thi quốc tế của IIBA. Về kỳ thi này bạn có thể tham khảo bài viết của BAC tại đây.
 
✎ Làm thế nào để nhận được chứng chỉ quốc tế của IIBA?
 
 
Người tham gia phải có một nền tảng vững chắc, hoàn toàn đủ năng lực và trình độ mới có thể tham gia thi được. Bên cạnh đó, một trong những điều kiện quan trọng để được tham gia thi đối với CCBA và CBAP như sau:
  • Đối với CCBA
Yêu cầu ứng viên hoàn thành tối thiểu 3.750 giờ kinh nghiệm làm việc BA trong vòng 7 năm.
  • Đối với CBAP
CBAP dành cho các ứng viên hoàn thành tối thiểu 7.500 giờ làm BA trong vòng 10 năm.
 
Đây chính là thành quả của một quá trình dài hạn trau dồi kiến thức, chuyên môn và rèn luyện kỹ năng thiết yếu trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ phần mềm được gói gọn trong quyển BABOK (Business Analysis Body of Knowledge). Để tìm hiểu rõ hơn về CCBA và CBAP, tham khảo tại đây.
 

1.2. Chứng chỉ chuẩn EEP được cấp tại BAC

Chứng chỉ chuẩn EEP được cấp tại BAC

Từ thông tin về chứng chỉ IIBA phía trên, chúng ta sẽ thấy được điều kiện quan trọng nhất giúp bạn có được tấm vé tham gia thi CCBA và CBAP chính là số giờ phát triển chuyên môn.
 
Chứng chỉ được cấp tại BAC sau khi bạn hoàn thành khóa học chính là chứng chỉ chuẩn EEP (Endorsed Education Provider) của IIBA. Tương đương với 36PD (Professional Development) IIBA trên toàn cầu.
 
✎ Yêu cầu để được cấp chứng chỉ EEP
 
Buổi tổng kết cấp chứng chỉ EEP khoá BA tại BAC
 
Mỗi khóa học “Phân tích nghiệp vụ phần mềm” tại BAC sẽ giao động từ 10 buổi – 12 buổi. Nếu học viên tham gia đủ thời lượng và hoàn thành các yêu cầu đề ra của giảng viên thì học viên sẽ nhận được chứng chỉ chuẩn EEP này. Đây chính là một trong những điều kiện cần thiết để bạn được tham gia thi chứng chỉ trọng tâm của IIBA quốc tế (CCBA, CBAP,…).
Để tìm hiểu thêm về các chứng chỉ trọng tâm của IIBA, hãy tham khảo tại đây!

2. Nhận biết được bạn đang ở đâu trên con đường BA?

Hiện nay BA là ngành vô cùng tiềm năng, nghề Business Analyst ngày càng “hot” không chỉ do nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn xuất phát từ sự nhận thức về tầm quan trọng của vị trí này.
 
 
Với mục đích giúp các bạn dễ dàng tiếp cận, phát triển sự nghiệp như một Business Analyst,… BAC là đơn vị đầu tiên xây dựng các khóa đào tạo BA theo chuẩn IIBA tại Việt Nam.
 
 
Hơn thế nữa, nhằm giúp các bạn fresher và beginner có thể xác định được “mình đang ở đâu trên con đường tiến đến Business Analyst?”, “những yêu cầu kiến thức nào cần thiết cho BA?”, “cần các kỹ năng gì để trở thành một BA?”, “vừa tốt nghiệp đại học có thể trở thành một BA không?”, “cần kinh nghiệm gì để bắt đầu công việc BA?”,…  BAC đã thiết kế thành công “Lộ trình giúp bạn trở thành một BA chuyên nghiệp” và “Lộ trình phát triển nghề Business Analyst”.
 
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm rõ được sự khác biệt giữa chứng chỉ BAC và chứng chỉ IIBA. Đồng thời biết được mình đang ở đâu trên con đường BA.
 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

 
Previous Post
Next Post