Agile Analysis Certification (IIBA(R)-AAC) là một chứng chỉ được cung cấp bởi International Institute of Business Analyst (IIBA) và liên quan đến phân tích các khía cạnh Agile trong nghiên cứu và thực hành. Chứng chỉ này giúp các chuyên gia phân tích nghiệp vụ (BA) hiểu rõ các kiến thức và áp dụng các kỹ thuật phân tích Agile vào công việc. Bài viết sau BAC sẽ giới thiệu đến bạn chứng chỉ Agile Analysis Certification (IIBA(R)-AAC) có những gì và vai trò của chứng chỉ AAC trong ngành phân tích nghiệp vụ.
1. Xu hướng Agile và chứng chỉ AAC
Hiện nay, Agile đã trở thành một xu hướng, các BA không thể không chú ý đến sự dịch chuyển này. Trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ có năng lực trong môi trường Agile không còn là vấn đề chuyên môn nữa. Mọi BA có năng lực đều phải cảm thấy thoải mái khi làm việc trong môi trường Agile và điều này sẽ được phản ánh trong các chứng chỉ do IIBA cung cấp.
Phiên bản 3 của sách hướng dẫn các cơ sở kiến thức phân tích nghiệp vụ “Guide to the Business Analysis Body of Knowledge” (BABOK) được phát hành vào năm 2015. Phiên bản này xác định phân tích Agile là một trong năm quan điểm mẫu cung cấp "tập trung vào các nhiệm vụ và kỹ thuật cụ thể trong bối cảnh của dự án". Các khía cạnh khác bao gồm trí tuệ doanh nghiệp (business intelligence), công nghệ thông tin (information technology), kiến trúc nghiệp vụ (business architecture) và quy trình nghiệp vụ (business process). Mục đích được thể hiện là các khía cạnh này đại diện cho những quan điểm chung về phân tích nghiệp vụ và chúng nên được áp dụng phù hợp trong bất kỳ ngữ cảnh dự án nào để cung cấp các cách tiếp cận công việc phân tích nghiệp vụ.
Vào thời điểm đó, đã có những “cuộc tranh luận” đang diễn ra trong cộng đồng về nhu cầu hoặc giá trị thu được từ việc đưa các nhà phân tích nghiệp vụ (BA) vào các nhóm Agile. Thực tế, việc xác định các vai trò trong Scrum Guide bao gồm: scrum master, product owner, developer, đã khiến nhiều nhóm từ chối ý kiến về việc các chuyên gia phân tích nghiệp vụ sẽ là những thành viên cần thiết của nhóm Scrum. Giả định này đã dần trở nên phổ biến trong toàn ngành.
Ngoài ra, một điều đặc biệt thú vị là dường như không ai đặt câu hỏi về việc đưa tester vào vai trò chuyên biệt trong nhóm Scrum.
Tại sao lại bỏ qua các chuyên gia phân tích nghiệp vụ? Câu hỏi rất quan trọng và thực sự đáng quan tâm.
Khi các phương pháp Agile được chấp nhận rộng rãi hơn, rõ ràng là lĩnh vực phân tích nghiệp vụ cần phải giải quyết vấn đề này. IIBA đã hợp tác với Agile Alliance để tạo ra và phát hành phiên bản 2 của phần mở rộng Agile (Agile Extension) cho hướng dẫn BABOK Guide vào năm 2017. Phần mở rộng này được thiết kế để chứng minh nhu cầu của phân tích nghiệp vụ trong bối cảnh Agile và để làm rõ việc áp dụng phân tích nghiệp vụ vững chắc, đáng tin cậy, độc lập của bối cảnh hoặc mô hình phát triển dự án. Hướng dẫn "chứng minh cách tư duy Agile có thể được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực và cách có thể thực hiện bất kỳ tác vụ nào của Hướng dẫn BABOK® trong ngữ cảnh Agile".
2. Các thông tin về chứng chỉ AAC
Vào năm 2018, IIBA đã giới thiệu Chứng chỉ Phân tích Agile - Agile Analysis Certification (IIBA®-AAC). Đây là chứng chỉ đầu tiên trong số các chứng chỉ “chuyên môn”, mở rộng trên các chứng chỉ cốt lõi: Chứng chỉ đầu vào về phân tích nghiệp vụ TM - Entry Certificate in Business AnalysisTM (ECBATM), Chứng nhận năng lực về phân tích nghiệp vụ TM - Certification of Competency in Business AnalysisTM (CCBA®), Chứng chỉ chuyên gia phân tích nghiệp vụ - Certified Business Analysis Professional (CBAP®). Chứng nhận này được thiết kế để không phụ thuộc vào những phương pháp luận, tập trung vào các nguyên tắc phân tích nghiệp vụ cần thiết để hỗ trợ phát triển Agile, thích ứng, độc lập với lĩnh vực. Một số kỹ thuật mới đã được giới thiệu, nhưng nhìn chung, trọng tâm là cách áp dụng các phương pháp phân tích nghiệp vụ hiệu quả được mô tả trong BABOK® trong bối cảnh Agile.
Qua nhiều năm, phương pháp Agile đã trở thành quy mô ưu tiên trong ngành công nghiệp phần mềm. Nhiều tổ chức đang mở rộng, chuyển đổi hoặc đã chuyển đổi sang các khuôn khổ công việc áp dụng phương pháp Agile. Đồng thời, các khung công việc, phương pháp và nhóm làm việc đã nhận ra rằng phân tích nghiệp vụ không phản đối avf đi ngược lại tính linh hoạt. Thực tế, các nhà phân tích nghiệp vụ hoặc các thành viên nhóm dự án có khả năng phân tích nghiệp vụ được coi là rất quan trọng đối với các sáng kiến thành công.
Vậy AAC ở đâu trong tình hình này? Đến tháng 8 năm 2022, Bảng đăng ký Chứng chỉ của IIBA liệt kê 1.474 người giữ chứng chỉ IIBA®-AAC. Điều này có thể không đại diện cho tổng số, vì các chủ sở hữu có thể chọn loại bỏ tên của họ khỏi danh mục.
- ECBATM - 7.359
- CCBA® - 2.743
- CBAP® - 16.331
- IIBA®-CBDA (Chứng chỉ phân tích dữ liệu kinh doanh) - 338
- IIBA®-CCA (Chứng chỉ phân tích an ninh mạng) - 253
- IIBA®-CPOA (Chứng chỉ sở hữu sản phẩm phân tích) - 634
Rõ ràng, các chứng chỉ cốt lõi phổ biến hơn các chứng chỉ chuyên ngành. Điều này đặc biệt đúng với CBAP®, một trong những chứng chỉ đã tồn tại trong thời gian dài, yêu cầu kinh nghiệm làm việc có thể xác minh và được công nhận nhiều hơn trên thị trường. Có nhiều mối quan tâm đến AAC hơn bất kỳ chứng chỉ chuyên ngành nào khác, nhưng điều đó có thể là kết quả của khoảng thời gian AAC đã có sẵn so với các chứng chỉ chuyên ngành khác.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là việc tích hợp các nguyên tắc Agile với các chứng chỉ chuyên ngành khác. IIBA nhấn mạnh rằng các chứng chỉ chuyên ngành, đặc biệt là CBDA và CPOA, thực sự là một chứng chỉ Agile, vì chúng bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật Agile cùng với việc áp dụng các kỹ thuật và thực hành từ BABOK®.
Những người đang chuẩn bị cho việc thi chứng chỉ nên có trách nhiệm hiểu biết nhiều hơn thay vì chỉ chú trọng "những gì có trong sách". Để trở thành một BA hiệu quả, người thực hành cần có khả năng áp dụng các kỹ thuật và thực hành từ bất kỳ góc độ nào để có thể hỗ trợ đưa ra sáng kiến tối ưu nhất.
Trong tương lai, AAC có rất nhiều khả năng sẽ được tích hợp vào các chứng chỉ cốt lõi khác, đặc biệt là ở cấp độ ECBATM. Chứng chỉ IIBA®-AAC không chỉ tập trung vào các nguyên tắc phân tích nghiệp vụ trong môi trường Agile mà còn cung cấp cho người học các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công việc. Nếu bạn có định hướng BA, đừng quên thường xuyên cập nhật nhiều kiến thức chuyên ngành bổ ích tại BAC's Blog nhé!
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC