Chứng chỉ quốc tế CBAP (Certified Business Analysis Professional) là yếu tố vô cùng cần thiết cho các chuyên gia có kinh nghiệm toàn diện về phân tích nghiệp vụ (Business Analyst - BA), do IIBA (International Institute of Business Analysis) chứng nhận. Đạt được CBAP là một yếu tố chứng tỏ BA đã đủ có kiến thức, kinh nghiệm vững vàng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ đó tạo bước đệm để BA đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp. 
 
Dưới đây là một số review về bài thi CBAP của chị Nguyễn Thị Thu Hằng - Chuyên viên cao cấp Khối CNTT, Ngân hàng Quân Đội, một trong 5 học viên xuất sắc vượt qua kỳ thi CBAP 11/2023 sau khi hoàn thành khóa luyện thi IIBA mà BAC tổ chức riêng dành cho MB Bank.
 

1. Về case study

Case Study 1: 

Mô tả: 
Mô tả về 1 công ty bảo hiểm muốn mua 1 hệ thống xử lý yêu cầu bồi thường mới hoặc nâng cấp 1 trong 2 hệ thống hiện có. Ngân sách cho phép là 3,5 triệu USD. Hiện tại có 2 hệ thống cũ là A và B. A xử lý được 75% công việc, dễ dàng sử dụng nhưng thường offline 2 tiếng mỗi ngày. B xử lý 25% công việc, hiếm khi offline. Cần có 10 tính năng. Cho 1 bảng số liệu chi phí triển khai 10 tính năng của 3 phương án:
  • Nâng cấp hệ thống A
  • Nâng cấp hệ thống B
  • Mua hệ thống mới

Câu hỏi: 

1. Nếu hệ thống A được nhất trí chọn làm hệ thống để nâng cấp nhưng trưởng nhóm kỹ thuật nói rằng Hệ thống A sẽ phải ngừng hoạt động trong 3 tháng, thì nhóm dự án nên phát triển loại chiến lược nào trong khi Hệ thống A ngoại tuyến?

Câu trả lời: 
  • Change
  • Competitive
  • Organizational
  • Stakeholder

Đáp án: Change.

2. Loại phân tích nào BA dùng để xác định hệ thống nào phù hợp nhất?

Đáp án: Decision Analysis.

3. Nếu budget là 3,5 triệu thì phương án nào khả thi? Cho 4 đáp án với việc nâng cấp/mua mới 1 số tính năng 

Đáp án: Từ bảng số liệu, tính toán ra phương án có giá trị < 3,5 triệu USD. Chọn đáp án B (Nâng cấp hệ thống): Mua hệ thống mới với 5 tính năng đầu tiên

4. Hỏi hệ thống B support hơn hệ thống A ở đặc điểm nào của non-functional requirements?

Đáp án: Usability.

Case study 2:

Mô tả: 

Cho 1 bảng số liệu mô tả sao kê dòng tiền của 1 công ty chuyển phát nhanh (courier). Để tăng cường chiến lược giữ chân khách hàng thông qua lợi thế cạnh tranh mới, công ty đang xem xét triển khai hệ thống theo dõi bưu kiện trực tiếp. Giá trị gia tăng là khách hàng có thể xác định chính xác vị trí của bưu kiện cho dù nó đang ở trong kho, vượt biển bằng tàu nước ngoài hay đang di chuyển trên xe tải giao hàng bất cứ lúc nào. Hệ thống theo dõi vị trí của bưu kiện bằng cách theo dõi chiếc xe chứa bưu kiện. Ban quản lý thì bảo là mua xe mới. CFO thì ko đồng ý, bảo là dùng xe cũ, tài xế tự gửi định vị thủ công.

Câu hỏi: 

1. Để phù hợp với giá trị gia tăng cần thiết từ giải pháp theo dõi bưu kiện, danh mục yêu cầu quan trọng nào mà BA cần tập trung hơn?  

Đáp án: Non functional. 

2. Nhà phân tích kinh doanh (BA) có thể làm gì để đạt được sự đồng thuận giữa CFO và Ban quản lý khác? 

Đáp án: Calculate costs incurred by each option. 

3. Việc CFO phản đối việc thay thế các phương tiện cũ đại diện cho loại chi phí nào?

Đáp án: Sunk cost.

Case Study 3:

Mô tả: 

Hiện tại khả năng có thể chở 60 tấn/ngày. Mong muốn nâng khả năng chở hàng ngày lên 100 tấn/ngày. Cho  bảng, trong đấy có thể hiện là có 15 driver, 12 xe. Mỗi xe tải chỉ chở tối đa 2 chuyến 1 ngày. Tuy nhiên chỉ có 30% xe đến là có hàng xếp sẵn để load lên xe. Vì vậy, phần lớn các xe phải chờ 1 tiếng trước khi load đủ hàng.

Câu hỏi: 

1. Nếu trung bình 1 driver chở 0.6 tấn/1h và có 15 driver, thì 1 ngày mỗi driver phải làm bao nhiêu tiếng để chở hết 100 tấn/ngày? 

Đáp án: 11 tiếng.

2. Nếu vậy, tổng số thời gian lãng phí trong 1 ngày là khoảng bao nhiêu tiếng? 

Đáp án: 12 xe x2 chuyến = 24 chuyến, 70% * 24 = 16.8 tiếng chờ ~ 17 tiếng

3. Làm thế nào để hạn chế tình trạng chờ? 

Câu trả lời: 

  • Xếp hàng sẵn ra cửa ngay sau khi xe tải rời đi
  • Cải tiến quy trình để phối hợp các khâu trong vận chuyển bốc xếp để hạn chế thời gian chờ
  • Thuê thêm người bốc xếp để xếp hàng đúng giờ

Đáp án: Cải tiến quy trình để phối hợp các khâu trong vận chuyển bốc xếp để hạn chế thời gian chờ. 

Case Study 4:

Mô tả: 

Mô tả về mô hình hoạt động của tổ chức võ thuật (martial arts), có 3 sơ đồ: Use case, Class, Activity Diagram.

Câu hỏi: 

1. Sponsor muốn BA vẽ thêm sơ đồ thứ 4 để mô tả quá trình của học viên từ White belt, yellow belt, đến green belt:

Câu trả lời: 

  • State Diagram
  • Organizational Modeling
  • Decision Modeling
  • Process Model

Đáp án: State Diagram.

2. Hỏi sơ đồ Activity Diagram mô tả về cái gì?

Đáp án: Mô tả về quy trình kinh doanh…

3. Hỏi đặc tính nào là đặc tính nào thể hiển tính liên kết ko conflit và 2 chiều?

Đáp án: Ambiguous. 

Case Study 5:

Mô tả: 

Câu hỏi về công ty bảo hiểm. Có bảng số liệu về chi phí triển khai cũng như thời gian triển khai của 3 đối tác A,B,C.

Câu hỏi: 

1. Hỏi là công ty nào có chi phí < 810000$?

Câu trả lời: 

  • A. Công ty A
  • B. Công ty A và B
  • C. Công ty C
  • D. Công ty B và C

Đáp án: A. Công ty A

Tính toán dựa theo bảng số liệu thì thấy: 

  • A < 810000$
  • B lớn hơn 1 tí
  • C lớn hơn nhiều

2. Chênh lệch thời gian phát triển giữa 2 công ty phát triển lâu nhất và nhanh nhất là bao nhiêu?

Đáp án:

Từ bảng số liệu sẽ tính được: 

  • Công ty A triển khai mất 210 ngày
  • Công ty B triển khai 156 ngày
  • Công ty C triển khai 150 ngày  

Kết quả: 210-150 = 60 ngày.

Case Study 6:

Mô tả: 

Financial Institution muốn cải thiện quy trình cho vay: Bảng cung cấp là dữ liệu trong vòng 3 tháng:

  • Mortgage origination
  • Mortgage payment
  • Mortgage Closure
Quy trình nào có tỷ lệ thành công dưới 75% thì sẽ cần cải thiện.
 
Câu hỏi: 
1. Quy trình nào cần được cải tiến:
  • Mortgage origination.
  • Mortgage payment.
  • Mortgage Closure.

Đáp án: Mortgage origination.

Bảng số liệu cho thấy Mortgage origination có tỷ lệ thành công = 70% < 75% 🡪 cần cải tiến. 

2. Nếu giảm tỉ lệ verification reject xuống 50% thì tỉ lệ thành công cho mortgage origination là bao nhiêu?

Đáp án: 74%

3. Nếu khả năng xử lý hiện tại tăng lên 50% nhưng tỉ lệ thành công giữ nguyên thì số case thành công trung bình theo tháng là bao nhiêu?

Đáp án: 24*1.5/3 = 12 case/tháng

2. Về phần Scenario

Theo chị Hằng, kiến thức ở phần này thường rải đều ở tất cả các các chương nhưng BA nên tập trung học kỹ từ chương 3 đến chương 8.

Chương 3:

  • Cho bối cảnh dự án triệu đô phức tạp triển khai ở nhiều đất nước khác nhau, stakeholder ràng buộc thời gian, phải golive ở các đất nước cùng lúc, hỏi BA approach nào áp dụng cho tình huống trong case.
  • BA governance: Cho 1 tình huống tranh cãi 🡪 hỏi thẩm quyền phê duyệt xem ở đâu.
  • Cho 1 tình huống cần ưu tiên 🡪 hỏi approach thứ tự ưu tiên cần ở đâu.
  • Yếu tố nào ảnh hưởng đến timing của business analysis activities: Chọn Constraints.

Chương 4:

  • Hỏi nhiều kỹ thuật elicit: Interview, workshop
  • Hỏi dùng technique gì trong tình huống nào
  • Collaborative có 1 câu hỏi về stakeholder không tham gia, không approve tài liệu thì đang thể hiện vấn đề gì.

Chương 5:

  • 3-4 câu về mối quan hệ giữa các yêu cầu: Cho 1 ví dụ xong hỏi mối quan hệ gì.
  • 2 câu tiêu chí ưu tiên: Cho 1 tình huống xong hỏi sponsor đang ưu tiên theo tiêu chí nào.
  • 1 câu  yêu cầu đang phát triển rồi thì Dev phát hiện ra 1 constraint nào đó mà phải làm ngay 🡪 hỏi ưu tiên thuộc tiêu chí gì (đáp án cho Dependence, constraint,…)
  • Yêu cầu đến phát triển rồi nhưng phát hiện ra bị misss thì hỏi thông tin công cụ nào 🡪 có Trace.
  • Hỏi tình huống có 1 lỗi khi BA test, nhưng sau khi đánh giá thì nó là thay đổi 🡪 BA thực hiện xem xét các tính năng liên quan, chi phí để fix 🡪 BA đang làm gì 🡪 là phân tích tác động (impact).

Chương 6: 

  • 1 câu hỏi về Enterprise Readiness Assessment: Cho tình huống dự án lên kế hoạch ngon lành rồi, đến lúc chạy thì vướng về nguồn lực. Hỏi BA fail gì.
  • Current state (Capabilities and Processes): A capability-centric view và A process-centric view -> cho tình huống rồi hỏi.
  • Future state: 1 tình huống BA đã thực hiện current state rồi, muốn xây dựng chiến lược thì next step là làm gì?.
  • Cho 1 tình huống: hỏi Risk tolerance nào.
  • Gap Analysis: Hỏi đầu vào phân tích Gap.

Chương 7:

  • Hỏi tiêu chí verify.
  • Hỏi về các kỹ thuật model, chọn kỹ thuật nào trong tình huống, loại model (capacity, activity, data & information).
  • Cho tình huống xong hỏi dùng format model nào: trong đấy có matrix và diagram.
  • Implement the Appropriate Levels of Abstraction: trong 1 buổi họp review STK có các mức độ expertise khác nhau thì BA cần thể hiện tài liệu như thế nào?
  • Requirement architecture: Cho 1 tình huống tài liệu yêu cầu đại khái là không đủ viewpoint của các stk hỏi BA đang làm gì fail:  Template Architecture, Competence, ...
  • Design option: hỏi về phần Identify Improvement Opportunities (cho 1 tình huống xong hỏi là nó thuộc loại cải tiến nào trong 3 mục cái tiến của phần này).
  • Hỏi về nội dung cần xem xét khi recommend: Available Resources, Dependencies between Requirements.

Chương 8:

  • Cho tình huống giải pháp không hiệu quả -> hỏi về thước đo
  • Hỏi về phân tích vấn đề (ở 8.3)
  • 1 câu hỏi về 5 Performance Variances: Cho tình huống giải pháp ko tốt -> đã thực hiện các bước rồi -> có độ lệch-> next step làm gì (cho chọn có Root cause analysis).

Chương 11:

  • BA đã làm xong tài liệu và gửi các stakeholder phê duyệt. Tuy nhiên bên A thì kêu là không liên quan tới họ, bên B cũng tỏ ra tức giận, báo không liên quan gì tới họ. Hỏi BA dùng năng lực nào trong tình huống này để xử lý? 

3. Một số review về khóa luyện thi IIBA của BAC:

Về giảng viên:

Chị Văn Thị Thu Trang là người vô cùng nhiệt huyết trong công tác giảng dạy, support. Dù là hỏi trong group lớp hay hỏi riêng ngoài group thì đều nhiệt tình trả lời. Trong 3 ngày gấp rút trước khi đi thi, chị Trang luôn tận tình giải đáp các thắc mắc cho học viên.

Về nội dung khóa học:

Sách BABOK là cuốn sách khá dài và hàn lâm. Nhờ có khóa học, việc đọc và hiểu được sách trở nên đơn giản hơn. Ngoài ra, trong quá trình dạy, cô giáo đã giảng giải chi tiết và đưa các case study thực tế, giúp học viên dễ hình dung hơn.

Về phía trung tâm BAC:

Đã tìm hiểu về Trung tâm BAC từ lâu và luôn có niềm tin về chất lượng đào tạo của BAC. Không phụ lòng tin tưởng, khóa học luyện thi của MB đã rất thành công ngoài dự kiến: 5 học viên đăng ký thi chứng chỉ CBAP và cả 5 học viên này đều đậu chứng chỉ.

Trên đây là một số review về bài thi CBAP của chị Thu Hằng. BAC xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với chị. Kính chúc chị Hằng cùng tất cả các anh chị học viên lớp luyện thi IIBA Ngân hàng Quân Đội luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.

BAC hy vọng bài review này sẽ giúp các học viên đang mong muốn vượt qua kỳ thi CBAP sẽ có những sự chuẩn bị kỹ càng, từ đó đạt được kết quả thật ưng ý.

Nếu bạn đang mong muốn có được lộ trình ôn luyện chỉnh chu, đầy đủ, hãy tham khảo khóa luyện thi BAC để được tư vấn thông tin chi tiết: https://www.bacs.vn/vi/khoa-hoc/luyen-thi-chung-chi-iiba-3-0/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC