1. Tài liệu ôn thi chứng chỉ CBAP IIBA
- BABOK V3: Như các bạn đã biết, các kì thi chứng chỉ của IIBA (ECBA, CCBA, CBAP) đều dựa trên cuốn BABOK, nên tài liệu phải học là sách BABOK v3.0.
- Cuốn này có nhiều version ebook trên mạng, nhưng các bạn có thể đăng ký thành viên trên IIBA để lấy sách có bản quyền nhé.
- Question bank: Ngoài ra, các bạn có thể mua bộ đề để luyện tập. Bộ đề này không giống lúc thi thật, nhưng giúp mình nhớ kiến thức và hiểu cách suy luận trong sách BABOK. Về bộ đề, có một số nguồn cung cấp.
- Watermark Learning: Bên này rất nổi tiếng về các khóa học luyện thi chứng chỉ IIBA và cũng có bộ đề luyện thi. Bộ đề được bán theo hình thức số ngày truy cập với 3 gói 60 ngày, 90 ngày và 120 ngày. Khi bạn mua gói đề đơn vị sẽ cấp cho bạn 1 quyền truy cập trong số ngày mà bạn mua trong gói. Khi làm thử bộ đề, sẽ có lời giải cho từng câu và giải thích khá chi tiết, mặc dù có 1 số lượng nhỏ câu trả lời sơ sài, chỉ giải thích câu này nằm trong mục nào trong BABOK mà ko giải thích gì thêm. Và 1 điểm nữa là bộ đề có khoảng 1200 câu, mình làm xong khoảng vài lần thì bắt đầu nhớ đáp án.
- TechCanvass: Mình ko mua đề bên này nhưng có đọc khá nhiều review thì thấy chất lượng cũng không quá sát với đề thi thật. Giá cả mềm hơn Watermark Learning. Nhưng về phần giải thích câu trả lời, không được đầy đủ và thuyết phục.
- AdaptiveUS: Đơn vị này cũng được IIBA recommend. Tuy nhiên giá tương đối cao, mình thấy khoảng hơn 1000$ gì đó.
2. Quá trình ôn tập thi chứng chỉ CBAP
Theo IIBA, kiến thức trong bài thi CCBA hay CBAP sẽ nằm trong 6 Knowledge Areas (tương ứng với 6 chapters trong BABOK). Tuy nhiên, trong bài thi thật, câu hỏi sẽ bao gồm cả phần Techniques và Underlying Competencies.
- Điều đầu tiên cần làm là đọc hết BABOK từ 1 tới 2 lần, cố gắng hiểu hết các nội dung và map các tasks trong từng KAs với công việc thực tế như thế nào. Nếu chưa từng làm tasks đó trong thực tế thì tưởng tượng ra tasks đó sẽ thực hiện như thế nào.
- Làm quen với các thuật ngữ trong BABOK, có thể ở ngoài thực tế tasks được thực hiện dưới 1 tên gọi khác.
- Tiếp theo, tóm tắt các nội dung trong sách theo các tasks: input, output, elements, stakeholders, guidelines and tools.
- Sau đó, một phần quan trọng là các bạn cần hiểu mối liên hệ giữa các KA, tasks và guidelines và tools.
- Khi học technique liên quan tới các tasks, cần hiểu và tưởng tượng các technique được thực hiện như thế nào trong tasks đó. Nếu task đó có thể thực hiện bằng nhiều technique khác nhau thì cần hiểu rõ pros and cons của từng technique để so sánh và trả lời câu hỏi tình huống.
- Khi đọc lý thuyết trong BABOK, mình đọc hết 1 chapter (KA) rồi quay ra làm test trên Watermark Learning để nhớ lý thuyết vừa đọc.
3. Bài thi CBAP
- Hình thức thi: Có 2 hình thức thi là online hoặc thi tại trung tâm.
- Hình thức thi online, bạn cần tự chuẩn bị thiết bị (laptop, camera, etc) và cài đặt một số phần mềm theo yêu cầu của PSI. Về kì thi này bạn có thể tham khảo bài viết của BAC tại đây
- Hình thức thi tại trung tâm, bạn sẽ lựa chọn trung tâm tổ chức thi PSI. Khi đăng ký thi, bạn sẽ được lựa chọn trung tâm để thi.
- Mình chọn thi tại trung tâm, vì thấy việc tự set up thiết bị cá nhân khá phức tạp và phải tự chuẩn bị phòng thi. Nhà riêng của mình thì khá bừa bộn và không có chỗ ngồi để làm bài thi thoải mái trong 3 tiếng rưỡi được, nên mình quyết định chọn thi tại trung tâm Smart Pro tại Nguyễn Gia Thiều, Quận 3.
- Bài thi CBAP gồm 120 câu trong 210 phút (3 tiếng rưỡi). Mình tạm chia các câu hỏi trong bài thi thành 2 phần: 80 câu hỏi dạng scenario-based và 40 câu hỏi dạng case study.
- Scenario-based question: là dạng câu hỏi tình huống, giả sử bạn đang ở trong 1 tình huống cụ thể, bạn cần chọn sẽ làm gì tiếp theo. Độ dài câu hỏi khoảng 10 dòng.
- Case study question: là dạng câu hỏi đưa ra 1 case study, độ dài khoảng 1 trang A4, sẽ có 3-4 câu hỏi gắn với dữ kiện trong case study này. Các câu hỏi trong phần này có bao gồm 1 số câu hỏi tính toán và câu hỏi xử lý tình huống.
- Trong đề thi của mình, 40 câu study case nằm phía đầu từ câu 41 tới 120 là scenario-based. Nên lúc mới vô thi thấy toàn câu case study cũng hơi mất bình tĩnh, nhưng sau đó mình lộn tới câu 120 để làm ngược lại.
- Một số điều các bạn nên lưu ý khi làm bài thi
- Câu hỏi khá dài nên cần luyện kỹ năng đọc. Khi đọc tới đâu, mình thường note xuống giấy nháp những ý chính để hiểu nhanh được context của câu hỏi.
- Thời gian làm bài là 210′, khá dài nên bạn cần tập luyện để tập trung trong 1 thời gian dài như vậy. Trước khi thi, mình làm mock test ở nhà cũng cố gắng làm đúng vào khung giờ 8-12h vào buổi sáng, trùng với thời gian dự định thi để cơ thể thích nghi đúng với bài thi. Các bạn có thể chọn khung giờ buổi chiều để thi, nên có thể điều chỉnh chiến thuật lúc ôn tập cho phù hợp.
- Không nên trả lời lâu hơn 2′ cho 1 câu hỏi scenario based. Nếu chưa có câu trả lời ngay, bạn nên chọn phương án bạn nghĩ là tốt nhất rồi Flag lại câu hỏi để review lại sau khi có thời gian vào cuối bài thi.
- Trong lúc thi, bạn được đi ra WC hoặc nghỉ ngơi, nhưng đồng hồ vẫn tiếp tục tính. Vì vậy, các bạn có thể nghỉ giải lao, nhưng nhớ chú ý thời gian.
- Sau khi thi, bạn sẽ được thông báo kết quả ngay trên màn hình. Các thông tin cụ thể hơn sẽ được gửi về email trong tối đa 2 ngày làm việc (theo website của IIBA), nhưng mình nhận ngay sau rời khỏi phòng thi.
4. Kinh nghiệm ôn tập
- Thời gian trung bình ôn tập tối thiểu là 100 giờ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào từng cá nhân. Mình có lợi thế là có background kinh tế nên nhiều nội dung đã được học từ trường đại học (ví dụ: techniques liên quan tới elicitation: interview, workshops, focus group). Ngoài ra, trước đó khi làm việc, mình cũng có may mắn được làm một số dự án cover khá đầy đủ 6 KA trong BABOK nên việc map công việc trong thực tế với kiến thức dễ dàng hơn.
- Một điều nữa là các bạn cần có kế hoạch ôn tập và thi cụ thể. Mình plan sẽ thực hiện trong vòng 3 tháng (12 tuần), mỗi chapter sẽ học trong 1 tuần và bắt đầu làm mock test các tuần tiếp theo. Tới trước ngày thi 1 tuần, mình chỉ tập trung làm mock test, review kết quả xem KA nào mình yếu nhất và quay lại ôn tập sâu vào phần đó. Lặp lại tiến trình tới khi phần đó >80%.
- Khi làm đề thi thử trên Watermark Learning lần đầu điểm mình cũng thấp, và dần dần cải thiện, tới lúc gần thi thì kết quả của mình ổn định 80-85%. Nếu đạt được mức này thì các bạn cứ tự tin thi nhé.
Trên đây là một số chia sẻ của mình về chứng chỉ CBAP cũng như quá trình ôn thi. Hi vọng giúp ích được các bạn đang có ý định thi chứng chỉ này. Chúc các bạn có thể tìm ra phương pháp học tập cho mình và thành công.
Lã Quang Hiếu: Advanced Business Analysis – Business Analyst Lead – Fsoft
CBAP (DS học viên BAC đạt chứng chỉ IIBA)
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC