Chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi CCBA của Toàn thi hôm tháng 10 năm ngoái (10/2019).
Toàn xin tóm gọn về Toàn xíu. Toàn (Hà Mạnh Trí Toàn) thực sự tốt nghiệp đại học tháng 11/2017, trước đó có tham gia freelance cho một số dự án nhưng không đi đến hết đoạn đường. Bắt đầu làm việc tại Fsoft từ tháng 10/2017 cho đến 2/2019 (nếu tính thời gian thực làm BA được công nhận và có hợp đồng lao động thì Toàn chỉ làm trong vòng chưa tới 1.5 năm). Sau đó Toàn nghỉ để đi học thạc sĩ và hiện giờ vẫn chưa kết thúc. Toàn rớt CCBA 1 lần vào tháng 10/2018. Dự tính ra trường làm thêm vài năm rồi mới quay lại thi tiếp, nhưng do IIBA họ gửi mail hối là thời gian mày được thi lại sắp hết rồi, làm lẹ đi. Và thế là thi. Xong phần tiểu sử học hành thi cử, giờ đến phần chính.
Và 1 phần đính chính nhỏ nữa là hầu hết các câu hỏi của bài thi đều dựa vào BABOK(Business Analysis Body of Knowledge), nên các phần chapter mà Toàn có liệt kê là đều từ trong sách ra nha các anh chị ơi.
Phần 1: Đăng ký thi
Như các anh chị đã thi rồi và đang chuẩn bị thi đều đã biết, IIBA chỉ cho phép các anh chị đăng ký thi CCBA với điều kiện phải chứng minh được mình đã làm từ 2 tới 3 năm trong nghề (phù hợp với điều kiện là tổng thời gian dành cho các Vùng kiến thức (Body of Knowledge (BOK)) phải trên 3750 giờ, trong đó bao gồm 900 giờ cho 2 BOK, hoặc trên 500 giờ cho cả 6 BOK. Và tất nhiên không phải thế mà khai man là được, trong phần reference, anh chị phải để tên 2 người là sếp trực tiếp của anh chị, hay PM của những dự án anh chị đã tham gia, hoặc 1 PM 1 sếp. Ngoài ra, anh chị còn phải chứng minh đã tham gia nhửng buổi phát triển nghiệp vụ (Professional Pevelopment (PD)) với tổng thời gian là 21h. Cái này có thể được chứng nhận khi tham gia các lớp huấn luyện do các trung tâm được công nhận của IIBA, tại Việt Nam thì có BAC – https://my.IIBA.org/s/searchdirectory?id=a251N000002GPgi
Hình ảnh tham gia lớp học Advanced Business Analysis (36PD) tại BAC
Trong trường hợp của Toàn, Toàn đã cố gắng để cho 2 phần quan trọng nhất là Khợi Gợi (Chapter 4: Elicitation) và Phân tích yêu cầu và thiết kế (Chapter 7: Requirements Analysis and Designs) có số giờ tổng hơn 900 giờ nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian hơn 3750 giờ [Lí do tại sao là phân tích yêu cầu và thiết kế, chứ không phải là thiết kế và phân tích yêu cầu. Trong BABOK, designs là 1 khái niệm chỉ phần thiết kế 1 hệ thống, 1 chương trình, hay 1 ứng dụng dựa trên yêu cầu. Điều đó có nghĩa là prototype, graphs, diagrams đều được gọi là designs, hay còn được gọi là phần thiết kế. Vậy thiết kế này nếu dịch đúng sẽ là thiết kế cho sản phẩm chứ không phải là thiết kế yêu cầu.].
Sau đó Toàn để tên 2 người là anh BA manager và BU lead của Toàn. Tiếp đó, IIBA sẽ gửi 1 đơn xác nhận cho cả 2 reference, hoặc gọi điện thoại hay là làm cả 2. 21 giờ phát triển nghiệp vụ Toàn khai tham gia bên BAC.
Hình ảnh tham gia lớp học Advanced Business Analysis (36PD) tại BAC
Sau khi đăng kí thành công, IIBA sẽ gửi 1 mã code đến cho các anh chị để dùng đăng kí trung tâm, ngày và giờ thi. Hiện giờ thì đã có hình thức thi online nên anh chị không còn phải di chuyển nhiều nữa. Thi CCBA tại Việt Nam thì chỉ có thi ở Nhất Nghê tại thành phố, nên các anh chị ngoài Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc phải bay vào TP Hồ Chí Minh. Toàn thi lại bên Úc, mà Brisbane không có trung tâm thi nên Toàn phải dời xuống Sydney để thi.
Ngoài ra, các bạn có thể đọc tham khảo bài tổng hợp của BAC nói về quy trình đăng ký, những điều cần lưu ý về IIBA – Tất tần tật về chứng chỉ Business Analysis trọng tâm của IIBA
Mời các bạn đọc các chia sẻ của Anh Toàn:
Chia sẻ của Anh Hà Mạnh Trí Toàn – học viên BAC đạt CCBA 10/2019
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Tất tần tật về chứng chỉ Business Analysis trọng tâm của IIBA
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
– Biên tập nội dung BAC –