Chi tiết các bước xây dựng view tiếp cận (Phần 2)

Trong phần trước chúng ta đã dừng lại tại các bước đơn giản view với bước đầu tiên là giới hạn số lượng marks trong views. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện hãy xem lại ngay dưới đây trước khi tiếp tục đến với các bước tiếp theo trong nội dung lần này.

Tham khảo: Chi tiết các bước xây dựng view tiếp cận (Phần 1)

1. Định hướng views dễ đọc

Các labels (nhãn) và headers (tiêu đề) theo chiều ngang sẽ dễ đọc hơn các nhãn và tiêu đề theo chiều dọc.

Less accessible (khó tiếp cận): Trong ví dụ dưới đây, văn bản được hiển thị theo chiều dọc.

More accessible (dễ tiếp cận): Ví dụ dưới đây có các khoảng trống được thêm vào và văn bản được hiển thị theo chiều ngang.

Để thay đổi hướng của view, tiêu đề và nhãn của nó, bạn có thể nhấp vào nút Swap trên thanh công cụ hoặc bạn có thể thay đổi kích thước của view để có thêm chỗ hiển thị các nhãn theo chiều ngang. Dưới đây là ví dụ về bảng đã được thay đổi kích thước.

2. Giới hạn số lượng màu sắc (colors) và hình dạng (shapes) trong view

Nếu bạn dự định hiển thị dimension trên Color hoặc Shape, đừng dùng nhiều hơn 10 màu và hình dạng trong một view để người dùng có thể phân biệt từng màu, hình và các mẫu quan trọng.

Lưu ý: Trong ví dụ dưới đây, các màu của đường bắt đầu lặp lại sau khi mark thứ 10 được áp dụng cho loại sản phẩm (Product).

Trong ví dụ tiếp theo, các bộ lọc được dùng để giới hạn số lượng các marks được hiển thị cùng một thời điểm. Do đó, số lượng màu sắc và hình dạng trong view không bao giờ vượt quá 10.

3. Sử dụng bộ lọc để giảm số lượng các marks trong view

Sử dụng bộ lọc sẽ giúp tập trung vào các marks trong view là những marks mà bạn muốn người dùng nhìn thấy. Bạn có thể tham khảo thêm các cách sử dụng bộ lọc dữ liệu trong Tableau ngay dưới đây.

Tham khảo: Hướng dẫn lọc dữ liệu từ view trong Tableau

Bạn cũng có thể hiển thị các chế độ bộ lọc dưới đây để cho phép người dùng điều khiển dữ liệu gì trong view. Các chế độ bộ lọc hiện được hỗ trợ tuân thủ nguyên tắc WCAG trong Tableau là:

  • Single Value (list): Một bộ lọc với các nút radio, chỉ một mục có thể được chọn tại một thời điểm. Cung cấp cho người dùng của bạn các bộ lọc Single Value là một cách tuyệt vời để giảm số lượng marks trong view.
  • Multiple Values (list): Một bộ lọc với một danh sách các mục (với hộp kiểm) có thể chọn nhiều mục cùng lúc. Các bộ lọc Multiple Values sẽ cho phép nhiều marks được hiển thị cùng lúc.

  • Single Values (dropdown): Một bộ lọc với danh sách các mục thả xuống, chỉ một mục có thể được chọn tại một thời điểm.
  • Multiple Values (dropdown): Một bộ lọc với một danh sách thả xuống của các mục có thể chọn nhiều mục cùng lúc.

Để hiển thị một bộ lọc, nhấp chuột phải vào trường bạn muốn để dùng như là một bộ lọc và sau đó chọn Show Filter.

Để chọn chế độ bộ lọc, trong menu thả xuống cho một bộ lọc, chọn một bộ lọc Single Value (list), Single Value (dropdown), Multiple Values (list), hoặc Multiple Values (dropdown).

Đối với một Single Value (list) hoặc Single Value (dropdown filter), bạn có thể xóa tùy chọn All từ bộ lọc. Trong menu thả xuống đối với bộ lọc, chọn Customize và sau đó xóa tùy chọn Show “All” Value. Ảnh dưới đây hiển thị tùy chọn Customize trong một bộ lọc.

Khi bạn dùng các bộ lọc Multiple trong một worksheet, hãy ghi nhớ hướng dẫn sau:

  • Khi bạn tạo một view, kiểm tra trình duyệt phóng to lên 200% để đảm bảo tất cả các thành phần trong view hiển thị như mong muốn.
  • Tránh định vị bộ lọc theo chiều ngang trong một worksheet. Trong trường hợp cửa sổ trình duyệt không đủ rộng, các thành phần trong view (như là bộ lọc) sẽ trùng lặp với trực quan.
  • Không đặt lại vị trí các bộ lọc sau khi bạn thêm chúng vào view. Nếu bạn đặt lại vị trí các bộ lọc hoặc thay đổi thứ tự của chúng, thứ tự các tab có thể thay đổi.

Trong ví dụ dưới đây biểu diễn một view với một bộ lọc Single Value (list) cho danh mục sản phẩm (Product) và một bộ lọc Multiple Values (list) theo thứ tự ngày tháng sản phẩm. Bộ lọc Single Value (list) chỉ cho phép một loại sản phẩm được hiển thị tại một thời điểm (All bị ẩn).

Trên đây là tất cả những hướng dẫn giúp bạn đơn giản hóa view trong quá trình làm việc. Tất cả những thao tác này đều không quá phức tạp nhưng lại rất hiệu quả mà bạn có thể tự mình trải nghiệm trên các dữ liệu riêng. Các phần tiếp theo về những phương pháp xây dựng view có thể truy cập sẽ được gửi đến bạn đọc tại website bacs.vn, đừng quên đón đọc.

Nguồn tham khảo:
https://help.tableau.com/

Đọc tiếp phần 3 tại đây nhé: Chi tiết các bước xây dựng view tiếp cận (Phần 3)

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

    Các bài viết liên quan: 

    • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
    • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
    • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

    BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung

     

    Previous Post
    Next Post