Biến động toàn cầu vừa qua do dịch COVID – 19 đã ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến thị trường lao động toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên vẫn có những “điểm sáng” nổi bật, điển hình vẫn có một số nghề nghiệp tồn tại bền bỉ trong bối cảnh khó khăn này.
Hãy cùng BAC điểm mặt các xu hướng nghề năm 2021 này để có được những gợi ý tốt nhất cho dự định tương lai bạn nhé!
Điểm danh các ngành nghề lên ngôi trong thời đại 4.0
Dựa trên thống kê tư báo cáo việc làm mới nhất của LinkedIn, thương mại điện tử hiện đang là ngành nghề phát triển và có sự gia tăng đột biến, các nhóm ngành liên quan đến CNTT, công nghệ số, công nghệ sinh học, điện tử, logistics, dịch vụ, thương mại điện tử,.. cũng đang có sự phát triển như vũ bão và đòi hỏi nguồn nhân lực cao.
1. Ngành Công nghệ thông tin
Trước khi dịch COVID-19 xuất hiện thì CNTT đã vẫn luôn là ngành nghề được “săn đón” nhiều nhất. Vì nhờ có khoa học máy tính nên các hoạt động trong cuộc sống, công việc mới trở nên hiện đại, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí. Cho đến hiện tại thì nhu cầu về các ứng dụng của công nghệ vào doanh nghiệp vẫn luôn tăng theo xu thế phát triển của xã hội trong Kỷ nguyên số.
Hiện tại nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT đang ở tình trạng “cung không đủ cầu”, nguyên nhân chính là do các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp chỉ đáp ứng được kỹ năng chuyên môn ở mức cơ bản, do đó việc trang bị một số kỹ năng mềm chính là giải pháp tốt nhất cho bạn lúc này. Bạn có thể tham khảo “Top 5 kỹ năng mềm được đánh giá cao nhất” tại đây.
Nếu bạn là người yêu thích máy tính, công nghệ, phần mềm và có chí hướng học hỏi, không ngừng nâng cao chuyên môn lẫn các kỹ năng liên quan thì bạn sẽ “như cá gặp nước” khi đến với môi trường CNTT. Đặc biệt mức thu nhập cao, xứng đáng năng lực mà bạn thể hiện chính là sức hấp của ngành nghề này.
Tùy theo sở thích và năng lực của mình, bạn có thể tham khảo các ngành học đa dạng ở lĩnh vực CNTT này như:
Khoa học máy tính (Computer Science)
Kỹ thuật phần mềm (Software Engineer)
Kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence (AI))
Phát triển hệ thống, Phát triển phần mềm (System Development – Software Development)
Lập trình Game và ứng dụng di động,… (Game Development – Mobile Aplication)
2. Ngành Digital Marketing
Nếu CNTT đứng thứ nhất thì thứ hai phải kể đến chính là ngành Digital Marketing – Một trong những ngành đầy tiềm năng dồi dào trước sự bùng nổ của các công nghệ 4.0.
Có thể nói tiếp thị số chính là cách ít tốn thời gian nhất để doanh nghiệp tiếp cận và giới thiệu thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Internet đã mở ra cho ngành Marketing một cách thức tiếp thị mới, do đó đây chính là một ngành nghề có sự cạnh tranh rất cao, đòi hỏi nguồn nhân lực thật sự giỏi và có chuyên môn.
Theo thông tin dự báo từ Trung tâm Nhân lực TP. Hồ Chí Minh, Digital Marketing nằm trong top 6 những ngành “hot” nhất trong hiện tại và tương lai, nhu cầu nhân lực lên đến 10.000 người/năm. Điều bất ngờ nhất chính là một bạn sinh viên mới tốt nghiệp, mức lương trung bình có thể đạt tới 10 triệu/tháng!
Nếu bạn yêu thích Digital Marketing và muốn phát triển con đường tương lai sự nghiệp của mình với nghề này, bạn có thể tham khảo nhiều khía cạnh của Digital Marketing, định hướng và phát triển các kỹ năng cần thiết sau:
Social Media
Content Marketing
SEO, SEM
Quảng cáo Facebook & Google,…(Facebook Ads/ Google Ads)
3. Ngành Logistics
Đã có mặt và tồn tại ở Việt Nam khoảng 30 năm trở lại đây, ngành Logistics thật sự có tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, và hiện tại có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, không dậm chân tại chỗ, con số này được dự đoán sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới đây.
Mức lương ngành Logistics dành cho các bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ dao động từ 5 – 9 triệu/tháng, và sẽ tăng dần khi bạn thực sự đã có nhiều kinh nghiệm hơn, đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương có thể dao động từ 9 đến 13 triệu/tháng.
Dựa trên thống kê của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, trong 3 năm tới đây các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics sẽ cần khoảng 18.000 lao động. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.
Nếu thực sự yêu thích và có đam mê trong lĩnh vực Logistics, bạn có thể nâng cấp chuyên môn về các kỹ năng Logistics. Hãy tham khảo 8 kỹ năng sau, bạn sẽ cần để thành công trong vị trí này.
Có khả năng nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh (𝑺𝒆𝒆 𝒕𝒉𝒆 𝒄𝒐𝒎𝒑𝒍𝒆𝒕𝒆 𝒑𝒊𝒄𝒕𝒖𝒓𝒆)
Khả năng thích ứng (𝑩𝒆𝒄𝒐𝒎𝒆 𝒂𝒅𝒂𝒑𝒕𝒂𝒃𝒍𝒆)
Bình tĩnh dưới áp lực (𝑷𝒂𝒕𝒊𝒆𝒏𝒄𝒆 𝒊𝒔 𝒕𝒉𝒆 𝒌𝒆𝒚)
Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả (𝑪𝒓𝒆𝒂𝒕𝒊𝒗𝒆 𝒑𝒓𝒐𝒃𝒍𝒆𝒎 𝒔𝒐𝒍𝒗𝒊𝒏𝒈)
Trung thực (𝑯𝒐𝒏𝒆𝒔𝒕 𝒄𝒖𝒔𝒕𝒐𝒎𝒆𝒓-𝒓𝒆𝒍𝒂𝒕𝒊𝒐𝒏𝒔𝒉𝒊𝒑)
Liên tục cải thiện hiệu quả công việc (𝑲𝒆𝒆𝒑 𝒊𝒎𝒑𝒓𝒐𝒗𝒊𝒏𝒈)
Thành thạo việc quản lý dự án (𝑺𝒕𝒂𝒚 𝒐𝒓𝒈𝒂𝒏𝒊𝒛𝒆𝒅)
Có khả năng quản lý và giải tỏa căng thẳng (𝑮𝒆𝒕 𝒓𝒆𝒂𝒅𝒚 𝒇𝒐𝒓 𝒔𝒕𝒓𝒆𝒔𝒔 𝒂𝒏𝒅 𝒊𝒏𝒕𝒆𝒏𝒔𝒊𝒕𝒚)
4. Thiết kế đồ họa
Những năm gần đây ngành Thiết kế đồ họa đã chứng minh được tầm quan trọng của mình đối với hầu hết các lĩnh vực ngành nghề khác, tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Không chỉ vậy, đường như Thiết kế đồ hoạ cũng đang trở thành một ngành “hot” vô cùng. Do tính chất đặc thù của công việc đòi hỏi ở bạn sự sáng tạo cao, chính điều này đã tạo nên sức hút khiến nhiều bạn trẻ đổ xô theo ngành này.
Có thể nói Thiết kế đồ họa chính là một ngành học “hái ra tiền”, đem lại mức thu nhập cao cho mọi cá nhân trong nghề, kể cả sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Theo một báo cáo thống kê về nhu cầu nhân lực, mỗi năm sẽ cần hơn 1 triệu lao động ở lĩnh vực này, mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng!
Đặc biệt cơ hội nghề nghiệp của ngành Thiết kế đồ học khá đa dạng. Với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của nhu cầu tiêu dùng và thương mại điện tử, Thiết kế đồ họa không chỉ dừng lại ở việc thiết kế ấn phẩm truyền thông mà nó còn bao gồm một số nhánh sau: Thiết kế nhận diện thương hiệu, Thiết kế đồ họa quảng cáo & Marketing, Thiết kế đồ họa giao diện người dùng, Thiết kế đồ họa chuyển động, Thiết kế đồ họa nghệ thuật và minh họa…
Đến với nghề Thiết kế đồ hoạ, bạn cần trang bị cho mình khả năng sản xuất ý tưởng, kỹ năng sáng tạo thông qua các công cụ đồ họa như AI, Photoshop, Indesign, Autocad… để sắp xếp câu chữ, chỉnh sửa hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút nhất.
Thiết kế đồ hoạ hiện nay đã trở nên ngày một phong phú và có tác động sâu sắc vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Product Design Process (PDP) cũng là một trong những nhánh trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế sản phẩm để đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Nếu quan tâm về Product Design, bạn có thể tham khảo khóa học “Product Design” tại BAC .
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được xu hướng nghề nghiệp 2021 để phát triển các kỹ năng cần thiết trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp của mình, BAC chúc các bạn ngày càng thành công trên con đường sự nghiệp.
Ngoài ra, BAC đã tổng hợp các trendy topics hot xoay quanh 6 nhóm chủ đề của năm 2021 bạn có thể tham khảo các từ khoá sau:
Business Analysis & Data Analysis | Digital Marketing | General Topics | |
---|---|---|---|
1. Business Analysis (BA) 2. Data Science 3. Business Intelligence (BI) 4. Machine Learning (ML) 5. Artificial Intelligence (AI) 6. Internet of Things (IoT) 7. Blockchain | 1. Google Analytics (GA) 2. Google AdWords 3. Google GDN 4. Facebook Pixel 5. Facebook Ad 6. LinkedIn 7. Instagram 8. Youtube | 9. Customer Behavior 10. Digital Marketing 11. Growth Hacking 12. Content Marketing 13. Automation Marketing 14. Affiliated Marketing 15. Referral Marketing 16.Customer Relationship | 1. DevOps 2. Agile 3. Robotic Process Automation (RPA) 4. Blockchain 5. Business Process Management (BPM) 6. Digital Transformation |
Back End – Security – Architecture | Front End | Business |
---|---|---|
1. Introduction to Web API 2. Introduction to progressive web apps 3. Introduction to MongoDB 4. Behaviour driven development using cucumber 5. Open ID connect 6. Understanding machine learning 7. Web security : Open ID and oauth2 8. Microservices Concepts, Helm, Containers and Kubernetes 9. Test-driven development 10. Python 11. Java | 1. HTML 2. CSS 3. User Interface (UI) 4. User Experience (UX) 5. Product Design 6. Photoshop 7. Illustrator | 1. SaaS/PaaS 2. Network Economy 3. Sharing Economy 4. Membership Economy 5. Platform Strategy 6. Blue Ocean Strategy 7. Canvas Business Model 8. Venture Investment |
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC