Cuối cùng nhưng chắc chắn không thể thiếu chính là các kỹ năng mềm, những kỹ năng quyết định đến sự thành công của một Business Analyst. Trong phần này, BAC xin chia sẻ một số kỹ năng mềm quan trọng không thể thiếu của một người làm công việc BA.
Kỹ năng mềm quyết định rất lớn đến sự thành công của một Business Analyst
1. Các kỹ năng mềm cần thiết cho Business Analyst
Cũng giống như các kỹ năng đã liệt kê trong phần trước, bạn có thể thấy rằng bản thân đã sở hữu một số trong đó. Tuy nhiên, sở dĩ kỹ năng mềm được xếp vào một danh sách riêng vì chúng có thể không thuộc những vai trò mà bạn từng đảm nhiệm trước đây. Vì thế, bạn sẽ cần cải thiện khi muốn chuyển sang làm việc trong vai trò của một Business Analyst.
Tham khảo: Cần trang bị những kỹ năng gì để trở thành một Business Analyst (Phần 1)
1.1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ mang đến niềm tin và kết nối các bên liên quan
Đầu tiên và quan trọng nhất trong kỹ năng mềm chính là xây dựng các mối quan hệ, thường là mối quan hệ với các bên liên quan. Bên liên quan đơn giản là một người có đóng góp trong dự án của bạn, bạn sẽ thường phải làm việc với nhiều bên liên quan từ doanh nghiệp và đội ngũ kỹ thuật.
Kỹ năng này liên quan trực tiếp đến việc xây dựng niềm tin và thường có ý nghĩa lãnh đạo trong một nhóm dự án để thu hẹp khoảng cách.
1.2. Tự quản lý
Dù các BA không phải là những nhà quản lý dự án nhưng những BA thành công nhất lại là người chủ động và có khả năng tự quản lý. Điều này có nghĩa họ sẽ tự quản lý các cam kết và deadlines (thời hạn), đây là những kỹ năng liên quan đến ảnh hưởng, ủy quyền và quản lý vấn đề.
1.3. Làm chủ cảm xúc
Business Analyst là nghề mà bạn sẽ nhận được hàng loạt các phản hồi về tài liệu của họ và các đề xuất. Để trở thành một BA thành công, bạn cần tách biệt rõ ràng giữa các phản hồi về tài liệu và ý tưởng của bạn với các phản hồi về cá nhân bạn.
1.4. Giải quyết những điều mơ hồ trong dự án
Sâu xa hơn, các BA xem thường sự mơ hồ, sự mơ hồ trong thông số kỹ thuật yêu cầu dẫn đến các thiếu sót và các xung đột không cần thiết. Ở mỗi giai đoạn của một dự án, bạn sẽ tìm ra những điều mơ hồ cần được giải quyết.
Khi bắt đầu dự án, trước khi vấn đề được hiểu một cách đầy đủ và giải pháp được quyết định. Một BA cần phải nắm bắt được sự mơ hồ và làm việc để giải quyết sự mơ hồ này. Điều này có nghĩa, chúng ta sẽ phải nắm bắt thông tin mới và giải quyết ngay khi nó xuất hiện.
Với tất cả các kỹ năng trên, một người mới hoàn toàn có thể bắt đầu chặng đường trở thành một Business Analyst. Nhưng nếu chúng ta chỉ dừng lại tại đây, bạn sẽ sớm bỡ ngỡ khi tham gia một dự án hay lần đầu làm việc với vai trò BA cho một doanh nghiệp, tổ chức.
2. Các kỹ năng đặc biệt dành riêng cho từng công việc Business Analyst
Một số kỹ năng sẽ được phát triển trong quá trình làm việc
Có tổng cộng 3 kỹ năng được xem là tiền đề giúp bạn bắt đầu vai trò BA trong một lĩnh vực bất kì. Đó là các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng phương pháp và chuyên môn trong lĩnh vực hoặc ngành nghề tương ứng.
2.1. Kỹ năng kỹ thuật
Đầu tiên trong danh sách là các kỹ năng kỹ thuật, bao gồm SQL, .NET, Perl và VBScript, 4 trong số hàng tá kỹ năng IT liên quan trên thị trường việc làm hiện nay. Mặc dù không quá quan trọng nhưng một BA có kiến thức về kỹ thuật sẽ giúp bạn phân tích vấn đề cần giải quyết và liên lạc với các bên liên quan. Nhưng bạn không nhất thiết phải viết các đoạn mã hoặc chạy các truy vấn cơ sở dữ liệu.
Tuy nhiên, nếu bạn đã sở hữu các kỹ năng kỹ thuật này, không quá ngạc nhiên khi có vô số nhà tuyển dụng sẵn sàng đưa bạn vào vị trí BA và một nhà phát triển phần mềm. Các kỹ năng kỹ thuật thì khá quan trọng trong việc phân tích nhưng thông thường chúng được yêu cầu bởi các tổ chức mong muốn tìm người có thể đảm nhiệm cùng lúc hai hoặc nhiều vai trò.
2.2. Các kỹ năng phương pháp
Một cách khác, vai trò công việc BA có thể được chuyên môn xung quanh một phương pháp cụ thể. Một số ví dụ phổ biến như Agile Business Analyst, Six Sigma, Business Process Modeling Notation (BPMN)….
Chọn bất kỳ một cách cụ thể nào mà một tổ chức có thể chọn để tiếp cận thay đổi hoặc phát triển phần mềm và bạn có thể tìm thấy công việc của một BA với bộ kỹ năng chuyên ngành này.
Sở hữu một hoặc nhiều bộ kỹ năng sẽ mang lại lợi thế cho bạn khi tìm việc và nhanh chóng bắt kịp tiến độ trên bất kì lĩnh vực chuyên môn nào trong tổ chức. Đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng đặc biệt là đối với các BA mới chưa có nhiều kinh nghiệm.
2.3. Chuyên môn trong lĩnh vực hoặc ngành nghề tương ứng
Kiến thức chuyên môn trên nhiều lĩnh vực sẽ là một lợi thế cho BA
Cuối cùng, đó chắc chắn là kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hoặc ngành nghề tương ứng. Tôi có cần tìm hiểu về lĩnh vực tài chính hay không? Hay tôi nên tìm hiểu về lĩnh vực bảo hiểm? Hoặc tôi có thể tìm hiểu về lĩnh vực nhân sự?.
3. Làm cách nào mà tôi có thể trở thành một BA nếu tôi phải học tất cả những điều này?
Bạn không cần phải trở thành chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Và tất nhiên, điều này là không khả thi trong thực tế. Mặc dù, có rất nhiều công việc BA sẽ yêu cầu chuyên môn trong lĩnh vực, đây sẽ là lợi thế cho các bạn có kinh nghiệm làm việc trong một lĩnh vực nào đó như ngân hàng, tài chính, nhân sự….
Nhưng nếu bạn không có chuyên môn riêng cũng đừng quá lo lắng, vì bạn chỉ cần tập trung vào những cơ hội sẽ làm gia tăng giá trị các kỹ năng BA khác của bạn. Nói cách khác thay vì quan tâm quá nhiều lĩnh vực hãy tập trung vào một mục tiêu, đó có thể là yêu cầu từ doanh nghiệp của bạn.
Có một sự khác biệt rất lớn giữa phân tích kinh doanh và vai trò phân tích kinh doanh. Chức danh công việc thường không được nhất quán, có nghĩa là một BA sẽ cần nhiều kỹ năng. Bạn có thể hiểu rằng dù một người có kỹ năng phân tích kinh doanh họ vẫn không thể đáp ứng tất cả mọi vai trò của công việc Business Analyst.
Bên cạnh đó, các kỹ năng được liệt kê trên đây không chỉ hỗ trợ công việc BA mà còn có thể giúp bạn thành công trong nhiều vai trò khác. Product manager, product ownership, project management, technical leadership và thậm chí là nhiều vai trò quản lý cao hơn đều cần các bộ kỹ năng này.
Như vậy là BAC đã tổng hợp khá nhiều kỹ năng mà một người mới sẽ cần để trở thành Business Analyst. Dù vậy, bạn không cần phải quá lo lắng bởi nhiều kỹ năng sẽ được hình thành và phát triển trong quá trình học và làm việc. Nếu bạn là người mới hoặc có nhu cầu tìm kiếm định hướng mới cho công việc hãy tham khảo khóa học Business Analyst cho người mới tại BAC. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số Hotline: 0909 310 768 để được tư vấn khóa học phù hợp với nhu cầu, công việc và trình độ.
Nguồn tham khảo:
www.bridging-the-gap.com
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung BAC