Bạn đã biết nhà phân tích nghiệp vụ (còn gọi là nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst(BA)) là ai hay không? Và bạn có biết những nhiệm vụ mà các nhà phân tích nghiệp vụ ngày nay thường thực hiện, cũng như những gì cần thiết để trở thành một BA 2021 chưa? Hãy cùng BAC tìm hiểu thử nhé.
Các BAs thường sẽ sử dụng dữ liệu insights về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để hình thành thông tin chi tiết về doanh nghiệp và đề xuất các thay đổi trong doanh nghiệp và các tổ chức khác. Không những vậy, người BA còn có thể xác định các vấn đề trong hầu như bất kỳ bộ phận nào của tổ chức, bao gồm các quy trình Công nghệ Thông tin (CNTT), cơ cấu tổ chức hoặc phát triển nhân viên,…
Khi các doanh nghiệp tìm cách để tăng hiệu quả và giảm chi phí, thì phân tích nghiệp vụ đã trở thành một thành phần quan trọng trong hoạt động của họ. Hãy cùng BAC xem xét kỹ hơn những gì các BAs làm và những kỹ năng cần thiết hiện giờ để có thể trở thành BA nhé.
1. Ngày nay, các BA thường làm gì?
Như BAC đã chia sẻ ở trên, công việc của các BAs bao gồm xác định các lĩnh vực kinh doanh, từ đó cải thiện, tăng hiệu quả và củng cố quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Họ thường làm việc chặt chẽ với những bộ phận liên quan khác trong toàn bộ hệ thống phân cấp kinh doanh để truyền đạt những phát hiện của họ và giúp thực hiện các thay đổi.
Các tác vụ mà BAs thường làm đó là:
- Xác định và ưu tiên các yêu cầu về chức năng và nhu cầu kỹ thuật của tổ chức;
- Sử dụng Excel và SQL để phân tích dữ liệu;
- Hiểu các chiến lược, mục tiêu và yêu cầu kinh doanh;
- Lập kế hoạch kiến trúc doanh nghiệp (cấu trúc của một doanh nghiệp);
- Dự báo, lập ngân sách và thực hiện cả phân tích phương sai và phân tích tài chính;
- Tối đa hóa hiệu quả của doanh nghiệp thông qua các quyết định dựa trên dữ liệu.
Câu hỏi đặt ra: Sự khác biệt giữa một nhà phân tích nghiệp vụ (BA) và một nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst) là gì???
Cả BAs và DAs đều hỗ trợ các quyết định dựa trên dữ liệu trong công ty của họ. Tuy nhiên, BAs có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc đề xuất các giải pháp cho nhu cầu kinh doanh, trong khi đó, các DAs sẽ làm việc chặt chẽ hơn với chính dữ liệu đó.
2. Tại sao nghề BA lại hấp dẫn?
Là BA, bạn sẽ đem lại thành công cho tổ chức thông qua các đóng góp của mình. Đó là một sự nghiệp mà mỗi ngày đều có những thử thách mới và những cách thức mới đang chờ bạn, để bạn áp dụng các kỹ năng của mình vào thực tế. Nếu bạn thích giúp đỡ và gắn kết mọi người, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề,… thì nghề BA có thể là một lựa chọn phù hợp.
2.1 Mức lương xứng đáng với năng lực
Theo thống kê từ Glassdoor (thời điểm tháng 09/2021), mức lương trung bình cho các BA ở Mỹ là $77.218/ năm, Senior BA là $101,278/năm, và BA IV là $109,969/năm. Còn tại Việt Nam, dựa vào kết quả khảo sát của VietnamSalary (thời điểm tháng 09/2021) thì mức lương trung bình của BA là 16,7 triệu/tháng và mức lương cao nhất lên đến 45 triệu/ tháng. Mức lương chính xác của từng người sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty, vị trí và kinh nghiệm của bạn.
2.2 BA – Một con đường đầy triển vọng phía trước
Nhu cầu tuyển dụng BA đã tăng lên trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ ( US Bureau of Labor Statistics – BLS) dự báo việc làm BA và các vai trò tương tự, những người thực hiện nhiệm vụ gần giống BA, như phân tích quản lý, phân tích hoạt động,… từ năm 2019 đến năm 2029 sẽ tiếp tục tăng trưởng trong khoảng từ 07% (Phân tích hệ thống máy tính) đến 25% (phân tích nghiên cứu hoạt động). Mời bạn tham khảo thêm bài viết Business Analyst – Xu hướng nghề nghiệp thế kỷ số 2021.
3. Làm thế nào để trở thành BA PRO?
Trở thành một BA đòi hỏi bạn phải đạt được các kỹ năng và chứng chỉ phù hợp với công việc và lĩnh vực mà bạn quan tâm. Các khóa học, chứng chỉ hoặc bằng cấp liên quan đều có thể hỗ trợ bạn dễ dàng đến với vị trí này hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm “mài dũa” các kỹ năng bên dưới:
3.1 Không ngừng nâng cao kỹ năng phân tích nghiệp vụ
Dưới đây là một số kỹ năng bạn cần bổ sung vào “hộp đồ nghề” nếu muốn trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ tài năng:
- Sự nhạy bén trong kinh doanh: Sự hiểu biết vững chắc về tài chính, kế toán và các nguyên tắc kinh doanh sẽ giúp bạn xác định những vấn đề hoạt động đang tồn tại và cách tốt nhất để giải quyết chúng.
- Kỹ năng giao tiếp: Người BA giỏi thường phải giao tiếp với nhiều bên khác nhau trong một dự án, một tổ chức, bao gồm cả cấp quản lý và các bên liên quan khác. Vậy nên, nếu bạn có thể trình bày ý tưởng của mình một cách rõ ràng và thuyết phục — cả bằng lời nói và bằng văn bản — thì đây chắn chắc sẽ llà một tài sản lớn đối với một BA.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Thu thập, theo dõi và phân tích các chỉ số đo lường hiệu suất sẽ là trọng tâm của vai trò phân tích nghiệp vụ. Việc nắm bắt tốt các công cụ trực quan và phân tích dữ liệu như Tableau, Excel và BI Tools sẽ hữu ích rất nhiều. Bên cạnh đó, kiến thức về ngôn ngữ lập trình như SQL cũng có thể là một ưu điểm lớn của BA.
- Phương pháp phân tích nghiệp vụ: Tùy thuộc vào ngành của bạn, bạn có thể làm quen với các phương pháp luận cụ thể như Agile, Six Sigma, Waterfall, hoặc Rational Unified Process.
- Kiến thức chuyên môn trong ngành: Các ngành khác nhau có những nhu cầu và thách thức kinh doanh khác nhau. Việc phát triển các giải pháp kinh doanh cho một công ty CNTT có thể trông khác so với một công ty chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, kinh nghiệm trong ngành, thậm chí ở một vai trò khác, có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh khi xin việc.
3.2 Tham gia khóa học liên quan
Đối với các BAs, việc làm quen với các kỹ năng mà một BA mong đợi sẽ giúp bạn dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng. Bằng cách tham gia các khoá học, bạn sẽ chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy rằng mình đã liên tục cập nhật đầy đủ các kiến thức của một BA. Bên cạnh đó, các khóa học, trực tiếp hoặc trực tuyến, sẽ cung cấp cho bạn các công cụ/ phần mềm cần thiết để bạn có thể bước chân vào lĩnh vực “hot” này. Từ đó, bạn sẽ có được sự hiểu biết toàn diện về công việc mình sẽ làm từ các khóa học về phân tích dữ liệu hoặc phân tích nghiệp vụ. Cụ thể như làm quen với các công cụ thường được sử dụng trong phân tích nghiệp vụ như Tableau hoặc Excel và MySQL.
3.3 Đạt được các chứng chỉ BA uy tín
Tìm kiếm được chứng chỉ uy tín có thể mở rộng bộ kỹ năng của bạn, tăng uy tín và tăng thu nhập, thậm chí giúp bạn dễ dàng cạnh tranh hơn trong công việc. Dưới đây là một số chứng chỉ BA quốc tế về phân tích nghiệp vụ do IIBA chứng nhận mà bạn có thể cân nhắc:
- IIBA Entry Certificate in Business Analysis – ECBA (tạm dịch: Chứng nhận đầu vào IIBA trong Phân tích Nghiệp vụ)
- IIBA Certified Business Analysis Professional – CBAP (tạm dịch: Chứng nhận IIBA về Chuyên gia Phân tích Nghiệp vụ)
- IIBA Certification of Capability in Business Analysis – CCBA (tạm dịch: Chứng nhận IIBA về Năng lực Phân tích Nghiệp vụ)
- PMI Professional in Business Analysis – PMI-PBA (tạm dịch: Chứng nhận PMI Chuyên nghiệp trong Phân tích Nghiệp vụ)
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu với nghề, chứng nhận ECBA sẽ nói lên rằng bạn đã được đào tạo đủ số giờ PDs và biết những kiến thức cơ bản về phân tích nghiệp vụ. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm BA trước đó, thì chứng chỉ CBAP, CCBA và PMI-PBA sẽ chứng minh năng lực và kinh nghiệm của bạn với những chuyên gia trong ngành.
3.4 Cân nhắc hoàn thành các chương trình Đại học/ Cao đẳng và Thạc sĩ
Nhiều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ít nhất tấm bằng cử nhân trong CV của bạn. Nếu ở mức độ cao cấp hơn, nhà tuyển dụng có thể sẽ thích các ứng viên có bằng thạc sĩ hơn.
- Bằng cử nhân: Bằng cử nhân phổ biến cho các vị trí đầu vào trong các lĩnh vực phân tích. Các bằng cử nhân liên quan ngành kinh tế, tài chính, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, thống kê, quản lý thông tin hoặc lĩnh vực tương tự có thể lợi cho các bạn trong quá trình xin việc.
- Bằng thạc sĩ và bằng MBA: Một số nhà tuyển dụng có thể thích ứng viên có bằng thạc sĩ các ngành nghề có liên quan. Bạn cũng có thể cân nhắc lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA); một số chương trình cung cấp các chuyên ngành về phân tích kinh doanh. Lấy bằng thạc sĩ về phân tích kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh có thể giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức của bạn, đồng thời mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tìm kiếm việc làm.
3.5 Bắt đầu như một Junior BA/ Intern BA
Các công việc thực tập và các vị trí đầu vào sẽ giúp xây dựng kinh nghiệm của bạn trước khi bạn thăng tiến lên vị trí cấp cao hơn. Trong quá trình tìm kiếm việc làm, bạn hãy tìm các vị trí như Junior BA/ Intern BA,… để thử sức nhé. Nếu bạn vẫn đang đi học, hãy tìm một “mentor” cho mình, người có thể giúp bạn hiểu thêm về nghề, phát triển bản thân, cũng như tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp cùng bạn.
4. Hãy xây nên giấc mơ của chính mình
Nếu bạn thích lĩnh vực phân tích nghiệp vụ này, hãy bắt đầu khám phá và cũng cố bộ kỹ năng của mình ngay từ hôm nay. Các khóa học về phân tích nghiệp vụ hoặc hệ thống kinh doanh có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Bạn có thể tham khảo các khoá học:
Và các khoá học liên quan khác tại: Lịch khai giảng
BONUS – Các câu hỏi thường gặp
Câu hỏi: Phân tích nghiệp vụ có phải là công việc nghiêng hoàn toàn về CNTT không?
Không phải tất cả các BAs đều làm việc cho bộ phận CNTT của một công ty. BA thường được tìm kiếm trong nhiều lĩnh vực như: BA Ngân hàng, BA Bảo hiểm,… Nếu bạn quan tâm đến cả phân tích và CNTT, hãy xem xét vai trò trở thành một IT BA. Trong vị trí này, bạn sẽ phân tích nhu cầu và điểm khó của bộ phận CNTT, đồng thời đề xuất các giải pháp công nghệ và kinh doanh.
Câu hỏi: BA hay DA sẽ “xịn” hơn?
Cả BA và DA đều có những điểm “hot” và đều là những con đường đi đầy triển vọng trong tương lai. Người trả lời được câu hỏi này không ai khác ngoài bản thân bạn, bạn phù hợp với nghề nào hơn thì nghề đó sẽ “xịn” hơn và bạn có thể phát triển thật tốt. BA sẽ phù hợp hơn nếu bạn là người có đầu óc kinh doanh nhạy bén. Còn nếu bạn thích làm việc với các con số và xuất sắc trong toán học và thống kê, thì hãy chọn DA là con đường sự nghiệp của mình. Cả BA và DA sẽ có nhiều kỹ năng trùng lặp, vì vậy bạn có thể bắt đầu với tư cách là một BA và chuyển sang vai trò như một DA (hoặc ngược lại).
Câu hỏi: Business Intelligence Analyst là ai?
Nhà phân tích trí tuệ kinh doanh, còn gọi là BI, là một vai trò kết hợp giữa cả BA và DA. BI Analyst là người lập mô hình và trực quan hóa dữ liệu về xu hướng của ngành và bối cảnh cạnh tranh để giúp các doanh nghiệp thúc đẩy lợi nhuận.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết:
Trung tâm BAC – Sân chơi lành mạnh để các bạn đam mê về công nghệ thông tin nói chung và nghề BA nói riêng cùng nhau tìm hiểu và khám phá những điều thú vị về nghề, qua đó chuẩn bị một số kiến thức chuyên môn cho công việc trong tương lai.
Để tham khảo và đăng ký các khoá học trong tháng, bạn có thể click vào đây: Check lịch khai giảng. Nếu cần tư vấn hỗ trợ những vấn đề liên quan đến khóa học, bộ phận CSKH của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn qua Email: info@bacs.vn ; bac.trainingba@gmail.com hoặc số Hotline: 0909310768.
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC