Khi nhắc đến việc tạo một hồ sơ Business Analyst chuyên nghiệp, thách thức lớn nhất có lẽ là kinh nghiệm, đôi khi bạn có nhưng lại chưa từng đảm nhận chức danh này. Thực tế, thách thức này đến từ việc nhiều người trong chúng ta xem sơ yếu lý lịch là tài liệu về lịch sử nghề nghiệp của mình. Nếu bạn thay đổi quan điểm và xem nó như một tài liệu bán hàng hoặc tiếp thị thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều.
Chức danh công việc trong hồ sơ có thể là mấu chốt
Trên thị trường tuyển dụng ngày nay, các nhà tuyển dụng nhận được vô số hồ sơ cho các vị trí họ cần. Giả sử họ nhìn vào hồ sơ của bạn thì họ đang tìm một lý do để vứt nó đi, một nhà tuyển dụng chia sẻ. Điểm mấu chốt chính là công việc gần đây của bạn có phù hợp yêu cầu của họ hay không.
Khi bạn nghĩ về chức danh công việc, hãy nghĩ đến sự quá tải của các nhà tuyển dụng. Vì thế, trong lần sau chuẩn bị sơ yếu lý lịch, bạn hãy cân nhắc đến những yếu tố sau:
1. Thay đổi chức danh công việc
Bạn chỉ cần hoán đổi chức danh công việc “chính thức” cho chức danh mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với công việc bạn đang làm thời điểm đó để giúp hồ sơ trở nên nổi bật hơn. Đây là một cách thường dùng để hợp pháp hóa lịch sử nghề nghiệp trong những công việc mà trách nhiệm và chức danh có thể không được chính thức.
2. Thêm “Business Analyst” và “chính thức” vào tiêu đề công việc
Một lựa chọn khác là bạn có thể thêm tiêu đề chính thức cũng là tiêu đề đại diện trong ngoặc đơn. Hoặc bạn có thể tách hai tiêu đề bằng một dấu gạch chéo hay gạch nối. Kỹ thuật này thường được dùng để thể hiện công việc ở vị trí toàn thời gian. Ví dụ, chức danh chính thức là Giám đốc, Giải pháp doanh nghiệp nhưng công việc là Kiến trúc sư kinh doanh hoặc Giám đốc giải pháp doanh nghiệp.
3. Sử dụng mô tả để gắn kết các chức danh và thành tích công việc.
Trong khi hầu hết các hồ sơ xin việc đều theo dõi một chức năng công việc với một danh sách thành tích đầu dòng, bạn nên tóm tắt các trách nhiệm cốt lõi của mình và bất kỳ bối cảnh tình huống trong 1 – 2 câu ngắn gọn. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi thay đổi hoặc bổ sung chức danh công việc của mình, mô tả ngắn gọn có thể giúp gắn kết giữa chức danh công việc không phù hợp và những thành tích bạn đang liệt kê.
- Thành tích phải phù hợp với chức danh công việc
Chỉ đơn giản hoán đổi các chức danh sẽ không giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn tuyển dụng Business Analyst. Các chức danh bạn sử dụng trong lịch sử nghề nghiệp và trách nhiệm hay thành tích trong vị trí đó phải nhất quán. Không có gì ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn tiêu đề và mô tả không khớp nhau.
- Chuẩn bị tài liệu giới thiệu việc làm của bạn về sơ yếu lý lịch
Nếu bạn linh hoạt với các chức danh công việc của mình trong sơ yếu lý lịch, hãy nhớ thông báo cho người tham khảo. Nếu một nhà tuyển dụng tiềm năng liên hệ với ai đó, họ có thể đề cập đến chức danh trong sơ yếu lý lịch của bạn. Hãy chắc rằng người tham chiếu của bạn hiểu cách bạn đang trình bày vị trí đó và cảm thấy thoải mái khi hỗ trợ mô tả đó để họ không nhầm lẫn khi kiểm tra tham chiếu.
Hiện nay không ít bạn đang làm những công việc liên quan đến dữ liệu nhưng lại có nhiều chức danh khác nhau như quản lý sản phẩm, quản lý bán hàng, lập trình viên, phát triển phần mềm,…. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích khi ứng tuyển vị trí Business Analyst trong tương lai.
Nguồn tham khảo:
https://www.bridging-the-gap.com/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC