Cách tận dụng kinh nghiệm kinh doanh của bạn để trở thành một Business Analyst

Bạn là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bạn hứng thú với việc trở thành một Business Analyst – BA, ngay cả khi không có kinh nghiệm? Đừng quá lo lắng, vì những kinh nghiệm của bạn có thể là một lợi thế mà bạn chưa biết. Tất nhiên, để thành công, bạn sẽ cần thêm nhiều kiến thức chuyên môn nhưng nếu biết cách tận dụng lợi thế của mình, trở thành một BA không hề khó.

Kiến thức kinh doanh là lợi thế của một Business Analyst

1. Tôi có thể tận dụng điều gì?

Các lĩnh vực chuyên môn tiềm năng quan trọng bao gồm:

  • Kinh nghiệm trong ngành.
  • Trải nghiệm chức năng hoặc miền.
  • Chuyên môn về ứng dụng.
  • Chuyên môn tổ chức.

Bạn có thể nghĩ về cụm từ chuyên môn là “biết cách”. Đó là thứ bạn có thể mất vài năm để xây dựng và tổng kết một phần tốt kinh nghiệm thực tế của mình.

Giả sử, bạn có kinh nghiệm xây dựng trang web sản phẩm và nội dung. Bạn hiểu về tìm kiếm, cách tổ chức nội dung và tập hợp chúng lại để mang đến lợi ích cho khách hàng hay người dùng.

Điều này có nghĩa là nếu bạn phải tìm một công việc nhanh, bạn sẽ phải tìm các công ty cần kinh nghiệm này của bạn. Nó cũng có nghĩa là bạn đang cân nhắc về việc thay đổi công việc và cố tìm một công việc khác bên ngoài phân tích kinh doanh.

Dù bạn có thích hay không thì nhiều nhà quản lý muốn tuyển các BA có kinh nghiệm trong ngành. Là một BA mới, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn các ứng viên khác khi sở hữu kinh nghiệm từ công việc trước đây của mình. Nhà tuyển dụng sẵn lòng bỏ qua một số thiếu sót về kỹ năng phân tích kinh doanh của bạn nếu bạn có những kiến thức chuyên môn mà họ mong đợi ở các ứng viên.

2. Tôi có chuyên môn gì?

Chuyên môn đến từ kinh nghiệm và nó không cần phải là kinh nghiệm phân tích kinh doanh. Mặc dù, chuyên môn trong ngành thường là bằng cấp rõ ràng nhất để tạo ra đòn bẫy nhưng vẫn còn các cơ hội khác. Ví dụ:

  • Bạn có phải chuyên gia về một công cụ? Những công cụ Enterprise Resource Management như SAP, Customer Relationship Management như Salesforce.com và Documentation Management như SharePoint.

  • Bạn có kinh nghiệm chuyên sâu về một phạm vi chức năng hay miền kinh doanh không? Tiếp thị, tài chính, phát triển sản phẩm là những khả năng mạnh mẽ.

  • Các công ty mà bạn đã và đang làm việc? Đây là lĩnh vực chuyên môn thường bị bỏ qua. Nó bao gồm những gì bạn có thể biết về cách một công ty vận hành, các bên liên quan là ai và mô hình kinh doanh gì. Vì thế, nhiều chuyên gia trở thành BA bằng cách chuyển từ vai trò này sang vai trò khác trong cùng công ty.

3. Kiến thức chuyên môn cũng có thể giúp đảm bảo thành công của bạn trong vai trò Business Analyst

Thay vì bước vào một công việc mới, nơi mọi thứ đều mới, bạn có một mỏ neo chuyên môn để dựa vào. Điều này giúp bạn dễ dàng xây dựng các kỹ năng phân tích kinh doanh có ý thức. Nếu bạn tham gia vào một ngành hoặc lĩnh vực mà bạn biết từ trong ra ngoài, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học. Thay vào đó, bạn có thể đầu tư thời gian để học các kỹ thuật phân tích kinh doanh mới và sử dụng trong dự án của mình.

Việc chuyển đổi vai trò hoặc thậm chí là thay đổi công việc mới là điều rất phổ biến. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc, đừng quên đón xem các nội dung mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog.

Nguồn tham khảo:

https://www.bridging-the-gap.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post