Với vai trò quan trọng của mình trong việc định hình chiến lược kinh doanh và triển khai các dự án công nghệ thông tin, Business Analyst đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong thị trường nghề nghiệp. Trong bài viết này, BAC sẽ hướng dẫn bạn về cách lập kế hoạch phát triển sự nghiệp Business Analyst. Dù bạn mới bắt đầu hay đã có một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này, BAC tin rằng thông qua việc nắm vững các khái niệm và phương pháp cần thiết, bạn sẽ có thể xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của mình. Giờ thì hãy cùng BAC khám phá và học hỏi cách lập kế hoạch để trở thành một Business Analyst thành công nhé.
1. Phát triển chuyên môn trong phân tích nghiệp vụ
Đầu tư vào phát triển chuyên môn vô cùng quan trọng đối với các chuyên gia BA cũng như những người lãnh đạo nhóm phân tích nghiệp vụ. Phát triển chuyên môn không chỉ là việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của cá nhân, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất của team. 
Theo lý thuyết tâm lý học Gestalt, team làm việc chung sẽ trở nên vượt trội hơn từ những đóng góp nhỏ của cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ phát triển của từng cá thể trong team không chỉ mang lại sự tự tin cho cá nhân mà còn giúp cải thiện hiệu suất của cả nhóm.
 
2. Bậc thang tối đa hóa giá trị từ IIBA
Tổ chức IIBA (International Institute of Business Analyst) - tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 2003 với sứ mệnh hỗ trợ Business Analyst trên toàn cầu. IIBA đã giới thiệu khái niệm "bậc thang tối đa hóa giá trị" gồm năm bước để tối đa hóa giá trị mà các nhà phân tích nghiệp vụ mang lại. Chúng bao gồm:
  • Bước thứ năm (Cấp độ dưới cùng) đại diện cho các yếu tố nội tại, thể hiện các thuộc tính bên trong bao gồm kiến thức chuyên môn và kỹ năng cá nhân của BA.
  • Bước thứ tư đại diện cho những chức năng quan trọng để đạt được thành công, ví dụ như việc thực hiện các quy trình và phương pháp phân tích.
  • Bước thứ ba đại diện cho phong cách hành vi để giải thích, mô phỏng hoặc làm mẫu, như khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, lãnh đạo nhóm làm việc.
  • Bước thứ hai đại diện cho tư duy và nỗ lực cần thiết để làm nổi bật tiềm năng của BA, gồm khả năng tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
  • Bước đầu tiên đại diện cho giá trị cuối cùng từ các bước trước đó, khi mà nhà phân tích nghiệp vụ đạt được sự thành công và đóng góp to lớn cho tổ chức, doanh nghiệp.
3. Xây dựng chiến lược phát triển chuyên môn
Xây dựng chiến lược phát triển chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được bậc thang tối đa hóa giá trị. Dưới đây là một số bước mà bạn có thể áp dụng để xây dựng chiến lược hợp lý:
 

Tìm hiểu nhu cầu phát triển cá nhân:

Để xác định hướng phát triển, bạn hãy đặt câu hỏi cho chính bản thân mình về những kỹ năng, kiến thức mà bạn muốn cải thiện. Điều gì sẽ giúp bạn trở thành BA xuất sắc? Hãy cố gắng xác định chi tiết nhất mục tiêu và định hướng rõ những gì bạn muốn đạt được.

Lựa chọn các khóa đào tạo hay huấn luyện

Có rất nhiều khóa học phù hợp với nhu cầu của bạn. Đặc biệt, IIBA là một trong những đơn vị cung cấp các chứng chỉ phân tích nghiệp vụ được công nhận toàn cầu. Do đó bạn có thể gia tăng cơ hội việc làm thông qua việc tìm hiểu về các khóa học luyện thi chứng chỉ IIBA mà BAC cung cấp tại đây

Phân tích khoảng cách của bản thân:

Để biết bạn đang ở đâu trên con đường sự nghiệp và cần phải đi đến đâu, hãy thực hiện việc phân tích khoảng cách. Bằng cách đánh giá kỹ năng hiện tại và so sánh với mục tiêu phát triển, bạn hoàn toàn có thể xác định được những khía cạnh cần cải thiện và các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đã thiết lập từ đầu.

Thiết lập mục tiêu phát triển cụ thể

Đặt ra mục tiêu phát triển cụ thể và rõ ràng. Bạn có thể sử dụng tiêu chí SMART để xác định mục tiêu của mình. Ví dụ, một mục tiêu SMART có thể là "Hoàn thành khóa học chứng chỉ phân tích nghiệp vụ của BAC vào tháng 2 năm sau". Khi đó, mục tiêu SMART được cụ thể hóa chi tiết như sau:

  • Cụ thể (Specific): hoàn thành khóa học chứng chỉ phân tích nghiệp vụ của BAC.
  • Đo lường được (Measurable): có thể đo lường bằng việc kiểm tra xem khóa học đã được hoàn thành hay chưa.
  • Khả thi (Attainable): mục tiêu liên quan đến việc hoàn thành một khóa học cụ thể với các yếu tố chính như: kiến thức, kỳ năng, thời gian,...
  • Có liên quan (Relevant): liên quan trực tiếp đến sự phát triển nghề nghiệp cá nhân cũng như có liên quan đến lĩnh vực phân tích nghiệp vụ.
  • Có thời hạn (Time-bound): thời hạn xác định là vào tháng 2 năm sau, giúp tạo ra sự cụ thể và xác định thời gian hoàn thành.

Khám phá các chứng chỉ chuyên nghiệp của IIBA

IIBA cung cấp các chứng chỉ phân tích kinh doanh được công nhận toàn cầu. Bạn có thể tìm hiểu về các chứng chỉ này và xem xét việc đạt được một hoặc nhiều chứng chỉ để nâng cao danh tiếng và năng lực của bạn trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ.

Với việc tạo ra một chiến lược phát triển chuyên môn dựa trên các nguyên tắc và khái niệm từ IIBA, bạn sẽ có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng và hiệu suất làm việc của mình trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ. Điều này sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn đóng góp vào sự thành công của tổ chức và cộng đồng chuyên ngành BA. Hãy bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển chuyên môn của bạn ngay hôm nay và trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ chuyên nghiệp nhé. Chúc bạn thành công và đừng quên cập nhật các kiến thức mới tại BAC's Blog nha.

Nguồn tham khảo:
https://www.iiba.org/business-analysis-blogs/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC