Cách khám phá những kỹ năng phân tích kinh doanh bên trong bạn

Việc chuyển từ một vai trò khác sang một Nhà Phân tích Kinh doanh / Phân tích Nghiệp vụ (Business Analyst – BA) luôn tồn tại nhiều vấn đề. Một trong những câu hỏi thường gặp của những người muốn chuyển đổi vai trò là làm cách nào để họ biết bản thân có những kỹ năng nào có thể sử dụng trong vai trò mới. Dưới đây là 4 bước được chia sẻ từ một BA giàu kinh kiệm.

Business Analyst cần nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau

1. Tổng hợp các tài nguyên liên quan

Kinh nghiệm làm việc của bạn trong lĩnh vực khác có thể được xem là một mỏ vàng. Tuy nhiên, không đơn giản để bạn phát hiện các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan, đặc biệt, nếu một vài trong số đó là 5, 10 hay 20 năm về trước. Tổng hợp các tài nguyên lại với nhau sẽ giúp bạn đảm bảo không bỏ sót kinh nghiệm quan trọng nào trong sự nghiệp của bạn.

Hãy bắt đầu từ những điều mà bạn đang có. Rõ ràng, nếu bạn đã tạo ra các thông số kỹ thuật cụ thể, bạn nên thêm nó vào. Nhưng các yêu cầu có thể được nhúng trong bất kỳ loại tài liệu nào, vì vậy bạn có khả năng tìm thấy các kinh nghiệm có liên quan.

Hãy xem xét các định dạng có thể phân phối sau:

  • Word
  • Spreadsheet
  • Slide decks
  • Visual models
  • Wiki và
  • Mọi thứ được tải lên trang web nội bộ ở bất kỳ định dạng nào.

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc đến các sáng tạo khác ngoài tài liệu. Rất có thể những sáng tạo này sẽ liên quan đến công việc phân tích kinh doanh. Ví dụ:

  • Các email chi tiết kèm theo tóm tắt cuộc họp, tổng quan về dự án hoặc phần giới thiệu.
  • Thông tin được thu thập trong các công cụ quản lý dự án, quản lý vấn đề, quản lý phát hành hoặc công cụ theo dõi lỗi.
  • Hình ảnh bảng vẽ trên bảng trắng hoặc giấy nháp với các mô hình, nguyên mẫu và danh sách vẽ tay.

Nếu bạn không có nhiều thông tin về đầu ra hữu hình, hãy xem xét các đánh giá hiệu suất và email về công việc của bạn. Bạn có thể sử dụng một vài kỹ thuật brainstorming để tìm hiểu kỹ năng ghi nhớ và cập nhật thông tin chi tiết về các dự án và trách nhiệm chính trong quá trình làm việc của bạn.

2. Tạo một danh sách dự án

Nếu bạn có nhiều tài liệu hoặc một chặng đường sự nghiệp dài, bạn có thể thấy một lượng lớn thông tin cần tìm hiểu. Bạn sẽ muốn có một danh sách dễ đọc lướt qua để sử dụng khi tìm hiểu các kinh nghiệm của mình để có các kỹ năng có thể chuyển giao.

Lập danh sách dự án để không bỏ sót các thông tin quan trọng

Hãy tạo một danh sách với các thành phần chính sau:

  • Tên dự án
  • Mô tả
  • Vai trò của bạn
  • Những người tham gia dự án
  • Tài liệu hỗ trợ

Bạn sẽ quay lại danh sách này khi bắt đầu xác định các kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan của mình, đây là bước tiếp theo trong quy trình.

3. Xác định các kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan

Với danh sách các dự án và tài liệu cơ bản trong tay, đã đến lúc bạn bắt đầu tìm hiểu các kinh nghiệm và kỹ năng liên quan. Về cơ bản, bạn cần đánh giá riêng từng kỹ năng hoặc lĩnh vực kiến thức của nhà phân tích kinh doanh: hãy xem qua danh sách dự án của bạn để biết ví dụ về thời điểm bạn đã dùng kỹ năng đó và ghi lại trải nghiệm của mình bằng các thuật ngữ BA.

Kinh nghiệm BA của bạn không nhất thiết phải có từ một dự án. Bạn có thể kết hợp từ nhiều dự án khác nhau trong suốt chiều dài sự nghiệp của mình. Bạn có thể thấy rằng trong một dự án, bạn đã dùng nhiều kỹ năng BA như phỏng vấn, quan sát. Sau đó, trong một dự án khác, các tài liệu Word bạn đã tạo rất gần với các use case hoặc mô hình quy trình.

4. Có được cái nhìn rõ ràng về các kỹ năng BA của bạn

Sau khi kết thúc quá trình khám phá, bạn cần tổng hợp lại các kỹ năng BA của bản thân. Bạn hãy tạo một danh sách kiểm tra các kỹ năng bạn có cũng như bất kỳ lỗ hổng năng lực nào bạn phát hiện ra. Và sau tất cả, bạn sẽ có được cái nhìn rõ ràng nhất về các kỹ năng BA của mình.

Câu trả lời này sẽ cung cấp cho bạn thông tin rõ ràng về trình độ phân tích kinh doanh của mình để xác định bước tiếp theo trên chặng đường sự nghiệp. Bạn cũng sẽ có một lượng lớn tài liệu để thêm vào sơ yếu lý lịch hoặc CV của mình và xem xét khi chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn việc làm, điều này có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm việc làm của bạn.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ sớm tìm ra các kỹ năng phù hợp của bản thân cũng như đánh giá được năng lực và đưa ra quyết định chính xác cho sự nghiệp của mình. Để không bỏ lỡ những thông tin và kiến thức thú vị, đừng quên đón xem các nội dung mới sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog.

Nguồn tham khảo:

https://www.bridging-the-gap.com

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post