Cách chọn biểu đồ phù hợp với dữ liệu của bạn trong Tableau

Tableau là một trong những công cụ phân tích dữ liệu có số lượng biểu đồ đa dạng nhất hiện nay. Điều này sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng trình bày ý tưởng và thể hiển các phân tích của mình.

Tableau cung cấp đa dạng các loại biểu đồ phân tích

Tuy nhiên, đối với người mới tiếp cận, bạn sẽ ít nhiều phân vân nên chọn loại biểu đồ hoặc đồ thị nào. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này BAC sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về các loại biểu đồ và cách chọn biểu đồ phù hợp trong Tableau.

Trong Tableau, biểu mẫu sẽ dựa theo các chức năng, các hình ảnh hiển thị sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Những câu hỏi mà bạn đang cố gắng hỏi
  • Các thuộc tính của dữ liệu
  • Những điều bạn muốn trình bày và chia sẻ

Ví dụ, để biểu thị sự tăng trưởng bán hàng qua từng năm sẽ cần nhiều hình ảnh khác với biểu thị mối liên hệ giữa các mặt hàng giảm giá và lợi nhuận. Biết được những gì cần thể hiển sẽ giúp xác định cách chúng được biểu thị.

Dưới đây là danh sách tổng hợp 9 loại thông tin khác nhau mà bạn có thể biểu thị với biểu đồ. Đây không phải là một danh sách hoàn chỉnh hay ràng buộc cho những loại này. Khi đã có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tự mình lựa chọn loại biểu đồ phù hợp.

Tableau được biết đến như là một công cụ vô cùng linh hoạt tuy nhiên, trước khi tự mình sáng tạo hãy bắt đầu từ những điều cơ bản nhất nhé.

1. Thay đổi theo thời gian

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi theo thời gian được dùng khá phổ biến trong Tableau

Biểu thị các nội dung có giá trị thay đổi theo thời gian là một trong những tính năng cơ bản và được dùng khá phổ biến trong phân tích dữ liệu. Có nhiều lựa chọn cho việc phân tích sự thay đổi theo thời gian, bao gồm biểu đồ đường độ dốc, bảng đánh dấu.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến giá trị mong muốn thay đổi và cách làm việc với các trường ngày trong Tableau. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Measure(trường thay đổi, ví dụ lợi nhuận, bán hàng…) này đã thay đổi như thế nào trong năm qua?
  • Khi nào thì trường đã bị thay đổi?
  • Bằng cách nào trường đã thay đổi?
2. Sự tương quan

Sự tương quan giúp các phân tích được chi tiết và hiệu quả

Đôi lúc bạn sẽ có 2 biến và mong muốn tìm kiếm sự tương quan giữa chúng. Ví dụ, tìm kiếm sự tương quan giữa số lượng học viên và tỷ lệ tốt nghiệp. Lưu ý rằng mối tương quan không phải lúc nào cũng là quan hệ nguyên nhân kết quả.

Nội dung tương quan có thể được biểu thị bằng các loại biểu đồ phân tán hoặc bảng đánh dấu. Có thể dùng các biểu đồ phân tán hoặc bảng đánh dấu và sử dụng các đối tượng phân tích của Tableau để hiển thị độ lớn của mối tương quan. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Có mối tương quan nào giữa 2 biến hay không? Mối tương quan đó mạnh như thế nào?
  • Những mối tương quan nào lớn hơn phần còn lại?
  • Bằng cách nào các biến tương quan mạnh như vậy?
3. Độ lớn

Biểu đồ thanh cho biết độ lớn để tạo phân tích và so sánh

Hiển thị độ lớn sẽ cho thấy kích thước hoặc giá trị tương đối của hai hoặc nhiều mục riêng biệt. Khi cần so sánh doanh số cho nhiều vùng khác nhau, bạn sẽ cần đến các loại như biểu đồ thanh, biểu đồ bong bóng đóng gói và biểu đồ đường. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Những đối tượng nào có giá trị lớn nhất?
  • Có kích thước đặc biệt nào khác?
  • Độ lớn giữa các đối tượng, khoảng cách từ thấp nhất đến cao nhất là bao nhiêu?
4. Độ chênh lệnh

Biểu đồ thể hiện sự chênh lệnh giữa các biến

Biểu đồ hiển thị sự chệnh lệnh sẽ cho biết giá trị thay đổi như thế nào so với đường cơ sở hoặc đường trung bình. Được dùng khi cần biết đối tượng nào có tốc độ tăng trưởng cao hoặc thấp bất thường, ví dụ tỷ suất lợi nhuận (profit).

Bạn có thể sử dụng biểu đồ dấu đầu dòng, biểu đồ thanh và biểu đồ kết hợp để biểu thị độ lệch. Sử dụng điểm Z để có thể tìm thấy ý nghĩa thống kê của độ lệch trong biểu đồ. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Khoảng cách chênh lệch có các giá trị là bao xa?
  • Tầm quan trọng của sự chênh lệch?
  • Có một mô hình nào cho các độ lệch?
5. Phân phối

Biểu đồ phân phối có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Khi cần thể hiện tần suất của các sự kiện ví dụ nếu bạn muốn biểu thị số người trả lời khảo sát theo độ tuổi hoặc tần suất của các cuộc gọi đến theo ngày. Biểu đồ phân phối sẽ là một lựa chọn hợp lý với các biểu đồ kim tự tháp, Pareto và ô vuông. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Các sự kiện có được nhóm xung quanh một xác xuất nhất định hay không?
  • Nhóm dân số nào mua nhiều mặt hàng nhất?
  • Khi nào là thời gian làm việc bận rộn nhất?
6. Xếp hạng

Để xếp hạng Tableau cho phép kết hợp biểu đồ và các chức năng tính toán

Thỉnh thoảng, bạn không chỉ muốn dừng lại ở việc miêu tả độ lớn mà còn là sắp xếp thứ hạng cho các đối tượng. Ví dụ hiển thị TOP 10 nhân viên bán hàng hàng đầu hoặc các quốc gia hoạt động kém hiệu quả.

Biểu đồ xếp hạng thường là các biểu đồ thanh tích hợp các xếp hạng, nhóm giá trị hàng đầu hoặc các chỉ số tiến trình. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Có bao nhiêu nhân viên hoạt động kém trong công ty?
  • TOP 10 khách hàng đầu mang lại bao nhiêu doanh thu?
  • Giá trị của 10 tài sản có doanh thu thấp nhất?
7. Phần

Biểu đồ theo phần cho biết đóng góp trong tổng số

Biểu đồ theo phần sẽ cho biết các phần chiếm bao nhiêu trong tổng số. Ví dụ, bạn muốn biết mỗi khu vực đóng góp bao nhiêu vào doanh số chung. Các loại biểu đồ theo phần bao gồm biểu đồ tròn, biểu đồ khu vực, biểu đồ thanh xếp chồng hoặc treemaps. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Giá trị này đóng góp bao nhiêu trong tổng số?
  • Làm thế nào để phân phối chi phí hiệu quả cho mỗi năm?
  • Có phải các mặt hàng khác nhau đóng góp số tiền khác nhau để bán hàng theo khu vực?
8. Không gian

Tableau có khả năng xác định vị trí địa lý trong dữ liệu

Biểu đồ không gian có thể xác định vị trí và mẫu địa lí chính xác trong dữ liệu của bạn. Một số ví dụ phổ biến như hiển thị các sân bay có lượng khách nhiều nhất hoặc bản đồ của tất cả doanh số bán hàng trên toàn quốc.

Các loại biểu đồ không gian là bản đồ được làm đầy, bản đồ phân phối, bản đồ biểu tượng và bản đồ mật độ. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Thành phố nào có doanh số lớn nhất?
  • Khoảng cách từ trung tâm phân phối đến khách hàng là bao xa?
  • Có bao nhiêu khách đến các cổng nào?
9. Luồng

Các loại biểu đồ phân luồng cho biết sự dịch chuyển theo thời gian

Các biểu đồ luồn có thể là những bản đồ truyền đạt sự dịch chuyển theo thời gian như là sơ đồ dòng chảy Sankey. Những bản đồ luồn bao gồm đường dẫn theo thời gian giữa nguồn gốc đường dẫn và biểu đồ đích đường dẫn. Một số câu hỏi mà biểu đồ này có thể trả lời:

  • Tuyến đường vận chuyển dài nhất là gì?
  • Mọi người nán lại cổng trong bao lâu?
  • Những vướng mắc đối với giao thông trong thành phố là gì?

Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận với Tableau. Các bạn có nhu cầu học tập, làm việc, nghiên cứu về phân tích dữ liệu để áp dụng cho các lĩnh vực liên quan như Marketing, BA, Quản lý dự án… hãy tham khảo khóa học tại BAC.

Nguồn tham khảo:

https://help.tableau.com/current/pro/desktop/en-us/what_chart_example.htm

https://pt.slideshare.net/qlik_arg/choosing-a-good-chart-83071353

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

Biên soạn và tổng hợp nội dung

Previous Post
Next Post