Bạn có nền tảng chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính hay quản trị nhưng có sở thích tìm hiểu những mặt hàng điện tử hay thích đọc tin tức về những xu hướng công nghệ mới thì những sở thích này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bắt gặp những thuật ngữ chuyên về kỹ thuật trong quá trình trao đổi, thảo luận với nhóm lập trình viên của đội dự án. Điều ưu tiên số 1 của bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp BA từ xuất phát điểm này là hãy học cách tư duy và giải quyết vấn đề của các lập trình viên. Thường xuyên trò chuyện với họ để bạn nắm được những công nghệ, kỹ thuật mới nào có thể được dùng cho việc phát triển ứng dụng.
Bạn có chuyên môn về công nghệ thông tin, truyền thông, hay đồ họa nhưng nhiều lần thắc mắc liệu phần mềm, bản thiết kế của mình có khả thi với thực tế hoạt động của doanh nghiệp hay người dùng cá nhân hay không. Bạn hiểu rằng một phần mềm dù lớn hay nhỏ thì khi không đáp úng đúng nhu cầu của người dùng thì bạn cũng không thể bán được nó. Trăn trở này sẽ là động lực cho bạn tìm hiểu về các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, sự tương tác hiệu quả giữa người dùng và ứng dụng của bạn. Khi đứng dưới góc độ của doanh nghiệp bạn sẽ thấy được đâu là nhu cầu thật sự, đâu là giá trị của phần mềm đối với doanh nghiệp đó.
Bạn có chuyên môn là một ngành “lai” giữa Công nghệ thông tin và Kinh tế được biết với cái tên Hệ thống thông tin quản lý (Hệ thống thông tin kinh tế) thì đây là một xuất phát điểm thuận lợi cho bạn mặc dù không có chiều sâu về chuyên môn nhưng kiến thức nền tảng có được từ ngành học này sẽ giúp bạn tiếp cận được những kiến thức cao hơn ở cả hai lĩnh vực Công nghệ thông tin và Kinh tế quản lý. Bạn sẽ tập trung vào phát triển những kỹ năng chuyên sâu của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm và cả những kỹ năng mềm khi làm việc với đội dự án và người dùng của phần mềm/hệ thống.
BAC giới thiệu 1 số cách cải thiện kiến thức từng lĩnh vực kiến thức (Domain Knowledge) dù bạn đang ở xuất phát điểm nào ?!
- Research: Đọc & sàng lọc thông tin và ghi chú nếu cần
- Phân tích tài liệu – Document Analysis: đọc nhiều nhất có thể nhưng tránh đưa về tình huống ngõ cụt
- Sơ đồ trải nghiệm khách hàng – Customer Journey Map: Sẽ giúp có thêm kinh nghiệm về lĩnh vực đó. Tuy nhiên tránh bị thiên kiến, mang tính chủ quan của cá nhân
- Phân tích chuỗi giá trị và điểm khác biệt của doanh nghiệp – Value Chain Analysis
- Workshop – Workshop: Thấy được nhiều góc nhìn cá nhân khác để có nhiều góc nhìn khác nhau
- Phỏng vấn các bên liên quan chính (Interview): Cố gắng khơi gợi và khai thác thông tin, nên hỏi câu hỏi mở, Gặp gỡ người có hiểu biết kinh nghiệm về lĩnh vực đó. Họ càng hiểu biết càng tốt. Cần phải hỏi, nhưng cần biết cách hỏi. Tranh hỏi quá nhiều các câu cơ bản principles. Vậy nên cần nguyên cứu trước khi hỏi.
- Có một quyển tập kiến thức căn bản liên quan đến lĩnh vực đang làm để hiểu rõ quy trình, từ chuyên ngành,…
- Tạo môi trường để được tiếp xúc với lĩnh vực đó nhiều nhất có thể: tin tức trên mạng xã hội là một cách hay để luôn cập nhật thông tin mới nhất trong ngành
- Đạt chứng chỉ trong ngành để bổ trợ thêm kiến thức về ngành
- Đăng kí một khóa đào tạo nào đó để bắt đầu với định hướng nghề nghiệp, tham khảo các khóa học.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung – BAC