Hiện nay, nhu cầu công việc trong lĩnh vực phân tích rất cao, liên tục tăng trưởng và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi lẽ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cùng sự gia tăng về dữ liệu và nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc hiểu và tận dụng thông tin dữ liệu đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển các vị trí phân tích dữ liệu và phân tích kinh doanh. Một số xu hướng có nhu cầu công việc cao bao gồm: Phân tích dữ liệu, phân tích thị trường, phân tích nghiệp vụ,... Lĩnh vực này đang tiếp tục phát triển và mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao.
Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực phân tích. Nên bắt đầu từ đâu? Học gì? Có nên tham gia một khóa học về dữ liệu không? Thực tế, nếu muốn theo đuổi nghề nghiệp liên quan đến dữ liệu, đòi hỏi bạn phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Bài viết dưới đây BAC sẽ giới thiệu đến bạn cách bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực phân tích với 6 bước đơn giản.
Bước 1: Đảm bảo công việc phù hợp với năng lực của bạn
Một trong những kỹ năng cốt yếu và quan trọng nhất của một nhà phân tích giỏi là việc có đủ khả năng phân tích vấn đề và dữ liệu. Điều này đòi hỏi sự mày mò, tìm tòi tự nhiên, lòng ham muốn khám phá và thích thú với việc giải quyết vấn đề. Mặc dù các vấn đề thường không thể được giải quyết hoàn toàn bằng dữ liệu, nhưng chính dữ liệu là cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn. Nắm được điều này cùng với tư duy phản biện và các kỹ năng chuyên môn phù hợp sẽ đưa bạn đi một chặng đường sự nghiệp dài.
Một phần lớn công việc của một nhà phân tích là hiểu dữ liệu, hiểu ngữ cảnh mà dữ liệu được tạo ra và hiểu những vấn đề cần được trả lời. Một bí quyết là bạn nên đặt những câu hỏi đúng và nhìn nhận bao quát. Làm như vậy giúp bạn tìm ra câu hỏi và câu trả lời thực sự. Ví dụ: ai đó có thể hỏi bạn tại sao lượng khách ghé thăm cửa hàng online lại giảm trong khi câu hỏi thực sự có thể là tại sao tỷ lệ chuyển đổi lại thấp hơn. 
Bước 2: Tìm kiếm một lĩnh vực phân tích mà bạn quan tâm
Một điều khá khó khăn là bạn thường không biết những gì đang diễn ra trong thị trường. Tuy nhiên, có nhiều cơ hội việc làm liên quan đến data ngoài thị trường. Từ việc phân tích, tính toán lượng khí thải CO2 đến hành vi của người tiêu dùng, hoạt động duy trì hiệu quả của website, hiệu suất tạo khách hàng tiềm năng, mức độ phù hợp của sản phẩm với thị trường,.... Hãy tìm một lĩnh vực phân tích mà bạn quan tâm. Mặc dù điều quan trọng là bạn phải tìm được một công việc phù hợp với các giá trị cá nhân của mình, tuy nhiên bạn không nên quá nhấn mạnh về điều này trong vai trò đầu tiên của mình. Kinh nghiệm về lâu dài có giá trị hơn nhiều so với những nhược điểm mà bạn có thể gặp phải khi làm một công việc không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của mình.
Bước 3: Tìm kiếm các vị trí công việc phù hợp

Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm hỗ trợ người tìm việc như LinkedIn, Indeed, Google để tìm kiếm các vị trí với các từ khóa như: Data Analyst - nhà phân tích dữ liệu; Web Analyst - nhà phân tích web; Web Analytics Consultant - tư vấn phân tích website; Business Analyst - phân tích kinh doanh; Dashboard Specialist, BI Developer, BI Consultant, Business Intelligence,... Bạn có thể thêm “Junior” vào trước để thu hẹp phạm vi tìm kiếm của bạn.
Bước 4: Phát triển các kỹ năng phù hợp
Hầu hết mọi người nghĩ rằng nếu họ có được một kỹ năng nhất định thì họ sẽ sẵn sàng cho công việc hơn. Việc đạt được một kỹ năng mới không chỉ thể hiện sự ham học hỏi mà còn là một cách để kiểm chứng và khẳng định kiến thức của bạn. Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn trong việc này. Nếu bạn không áp dụng kiến thức bản thân tích lũy được thường xuyên, nó sẽ sớm biến mất. Một mẹo nhỏ là bạn hãy tìm hiểu những gì được yêu cầu trong công việc bạn đang ứng tuyển.
Nếu bạn đã thực hiện các tìm kiếm ở bước 2, kết quả hiển thị có thể được chia thành hai dòng dữ kiện:
Web Analytics và Business Intelligence.
Hai lĩnh vực này khá tương đồng với nhau nhưng chúng lại có khá nhiều sự khác biệt về kỹ năng và kiến thức. Trước khi đi sâu vào các kỹ năng, chúng ta hãy xem những gì các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở những người mới bắt đầu. Chúng bao gồm:
  • Tính cách (bạn có phù hợp và hòa nhập với team không?)
    • Thường thì bạn chỉ cần thể hiện tính cách cởi mở và hòa đồng của mình là đủ.
  • Kỹ năng (bạn có kỹ năng đặc biệt gì để thực hiện công việc). Các công việc khác nhau sẽ yêu cầu các kỹ năng khác nhau nhưng có một số kỹ năng phổ biến mà một nhà phân tích thường phải có gồm:
    • Thống kê số liệu & suy luận cơ bản như cách tính trung bình, phương sai, kỹ năng suy luận,...
    • Excel: nhập csv, vlookup, trục, các công thức cơ bản với các luồng điều khiển
    • SQL: truy xuất dữ liệu cơ bản, nhóm, nối dữ liệu
    • Công cụ: Kiến thức về công cụ bảng điều khiển
      • Bạn có thể dễ dàng đảm nhận vai trò BI nếu thành thạo các kỹ năng này. Phân tích trang web yêu cầu kiến thức hoặc mối quan hệ với ít nhất một nền tảng phân tích website. Cách dễ nhất để tiếp cận truy cập là Google Analytics. 
      • Kinh nghiệm với một hoặc nhiều công cụ bảng điều khiển là một lợi thế lớn. Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu kinh nghiệm sử dụng một vài công cụ, ví dụ như: PowerBI, Google Data Studio hoặc Tableau. 
  • Thái độ: Sẵn sàng học hỏi. Đây có thể là một trong những quan trọng nhất. Nếu bạn có thể chứng minh rằng bạn sẵn sàng học hỏi, điều này sẽ mang lại cho người quản lý tuyển dụng sự tin tưởng rằng bạn sẽ luôn cầu tiến và học được nhiều thứ trong công việc.
Bước 5: nộp đơn ứng tuyển. 
Trong đơn xin việc, bạn nên mô tả về tính cách cá nhân, kỹ năng và lòng ham muốn học hỏi của mình. Tập trung vào những kỹ năng đã được đề cập trong bước 4 để tăng cơ hội được mời phỏng vấn.
Bước 6: chấp nhận các cơ hội việc làm
Nếu bạn mới bắt đầu, bạn có thể cảm thấy bị cám dỗ khi chấp nhận những cơ hội đầu tiên. Tuy nhiên, BAC khuyên bạn nên tập trung vào những cơ hội thúc đẩy sự phát triển cá nhân lâu dài hơn việc có một mức lương tốt. Sau một vài năm làm việc, một thế giới cơ hội mới sẽ được mở ra và bạn có thể tăng gấp đôi mức lương của mình. Cùng BAC nâng tầm sự nghiệp của bạn với các kiến thức chuyên môn tại BAC's Blog nhé!
Nguồn tham khảo:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC