Các nguyên tắc tâm lý học trong thiết kế UX – Phần 2

Nối tiếp bài viết Các nguyên tắc tâm lý học trong thiết kế UX (phần 1) với nội dung chủ yếu xoay quanh về Heuristic, BAC sẽ tiếp tục mang lại đến cho bạn một số thông tin thú vị về thiết kế UX ở phần 2 này. Đây là phần sẽ cung cấp các thông tin về ngưỡng Doherty, Occam’s Razor, nguyên tắc Pareto, luật Postel’s, luật Tesler’s, cùng mình xem ngay bài viết nhé!

Chuỗi bài viết Các nguyên tắc tâm lý học trong thiết kế UX sẽ bao gồm 4 phần. Các phần còn lại của chuỗi bài:

1. Ngưỡng Doherty

Định nghĩa: Theo Walter J. Doherty và Ahrvind J. Thadani, thời gian phản hồi của một máy tính nên là 400 mili giây (0.4 giây) thay vì 2000 mili giây (2 giây) như trước kia. Khi người dùng thao tác và nhận được phản hồi dưới 400 mili giây sẽ giúp người dùng thích thú và “nghiện” ứng dụng hơn.

Ứng dụng của ngưỡng Dohety trong thiết kế UX:

  • Cung cấp phản hồi hệ thống trong vòng 400 mili giây để thu hút sự chú ý của người dùng và tăng năng suất là “kim chỉ nam” của nhiều ứng dụng hiện nay.

  • Trong thời gian tải giao diện ứng dụng, Watson đã vận dụng tối đa ưu thế của ảnh động để đánh lừa cảm giác của người dùng. Việc sử dụng ảnh động giúp người dùng cảm thấy không quá lâu để chờ đợi và “có vẻ” như ứng dụng đang hoạt động hết công suất chứ không phải “đứng im”.

  • Khi bạn upload hình ảnh/ video lên mạng, thường các trang web sẽ hiển thị biểu tượng theo dõi tiến trình upload ảnh/video. Điều này khiến người dùng cảm nhận họ có thể nắm bắt được mọi thứ và dễ chịu hơn bất kể độ chính xác của chúng.

  • Tuy nhiên đối với một số website, ứng dụng tính toán cần độ chính xác cao thì khi thời gian phản hồi quá nhanh có thể gây ra sự nghi ngờ, mất niềm tin đối với người dùng. Ví dụ, khi bạn đã cố gắng giải bài toán khó nhiều giờ liền nhưng vẫn không thể làm ra, tuy nhiên lại phản hồi trong vòng 0.4 giây, bạn sẽ cảm thấy thế nào?

Vậy nên, UX designer nên cẩn trọng trong việc tính toán thời gian để không làm người dùng cảm thấy khó chịu khi phải chờ đợi quá lâu hoặc bất ngờ với sự phản hồi quá nhanh của hệ thống.

2. Occam’s Razor

Định nghĩa: Theo Occam’s Razor, giải pháp đơn giản nhất luôn là tốt nhất. Một trong những ví dụ thực tế nhất của Occam’s Razor là Apple, và chúng ta đều có thể dễ dàng thấy được sự thành công của thương hiệu này.

Ứng dụng của Occam’s Razor trong thiết kế UX:

  • Phương pháp tốt nhất để giảm độ phức tạp là tránh làm chúng đơn giản ngay từ ban đầu. Ví dụ, đối với trang web hay ứng dụng có tệp khách hàng mục tiêu đến từ nhiều độ tuổi khác nhau, bạn cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để chắc chắn rằng từ người ít tuổi nhất đến người lớn tuổi nhất đều có thể hiểu và sử dụng dễ dàng ngay từ lúc phát triển ứng dụng.

  • Trong một ứng dụng, người UX cần xem xét phân bổ vị trí và sự xuất hiện của các chức năng một cách hợp lý, nếu bạn thấy một chức năng bị lặp lại nhưng chúng không cần thiết thì nên xem xét lại chúng đã được phân bổ đúng chỗ hay chưa.

  • Một ứng dụng được xem là hoàn tất khi chúng ta không thể bỏ bớt bất kỳ chức năng nào. Có nghĩa là, khi một chức năng bị bỏ ra nhưng không ảnh hưởng đến các chức năng chính tức là ứng dụng vẫn chưa hoàn tất, cần được tiếp tục nghiên cứu và giản lược. Cụ thể, bạn nghĩ sao nếu bỏ bớt đi chức năng đặt hàng hoặc đăng nhập trên Shopee? Có phải là ứng dụng trở nên vô ích đúng không?
3. Nguyên tắc Pareto

Định nghĩa: Pareto là một nguyên tắc khá phổ biến áp dụng trong nhiều lĩnh vực khá nhau đặc biệt trong tài chính. Cụ thể theo Vilfredo Pareto, 80% kết quả được tạo ra từ 20% nguyên nhân. Vậy trong thiết kế UX sẽ áp dụng như thế nào?

  • Ứng dụng Pareto trong thiết kế UX: Hầu hết đối với một ứng dụng, nhà phát triển thường rất muốn phát triển nhiều chức năng để người dùng cảm thấy mới mẻ và đa dạng. Tuy nhiên, nguồn lực là có giới hạn nên hãy tập trung vào các chức năng chính. Thực tế, chỉ 20% chức năng trên ứng dụng mang laị 80% lượt truy cập. Vậy nên, bạn hãy nhìn rõ hoặc thực hiện phân tích dữ liệu, nghiên cứu hành vi khách hàng để xem đâu là những chức năng chính thật sự thu hút khách hàng để đầu tư cho hợp lý.

  • Ví dụ, Microsoft sẽ lưu ý sửa 20% lỗi được báo cáo nhiều nhất và bỏ qua 80% số lỗi còn lại.
4. Luật Postel’s

Định nghĩa: Hãy bảo thủ trong những gì bạn làm và tự do trong những gì bạn chấp nhận từ người khác.

Ứng dụng của luật Postel’s trong thiết kế UX: 

  • Thông cảm, linh hoạt và khoan dung với bất kỳ hành động nào khác nhau mà người dùng có thể thực hiện hoặc bất kỳ thông tin đầu vào nào mà họ có thể cung cấp. Ông cha ta có câu “chín người mười ý”, vậy nên mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau nên các bạn UX cần cho người dùng nhiều cách để nhập thông tin. Ví dụ về thông tin ngày tháng, một số người sẽ nhập “ngày/tháng/năm” nhưng lại có một số người nhập “ngày-tháng-năm”. Tuy nhiên về hệ thống cũng cần có những thuật toán phù hợp để tính toán việc này.

  • Vì mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau hoặc nhu cầu khác ngoài những trường thông tin cơ bản của ứng dụng, vậy nên ta thấy hiện nay thường có những mục Lưu ý hoặc Ghi chú cho người dùng để họ trình bày những thông tin mong muốn.
  • Hiện nay có rất nhiều ứng dụng quản lý công việc, thời gian cho phép người dùng tùy chỉnh giao diện, nội dung phù hợp với nhu cầu người dùng mà nổi bật là Notion. Áp dụng và khai thác triệt để luật Postel’s, Notion tạo cảm giác cho người dùng rằng họ đang xây dựng chính “căn nhà” của mình nên sẽ gắn bó và thích thú hơn khi sử dụng.

  • Google là một ví dụ cụ thể và sống động nhất cho luật Postel’s. Bạn có bất ngờ khi chúng ta nhập không dấu hoặc thậm chí là sai chính tả nhưng kết quả vẫn ra đúng như mong muốn.

5. Luật Tesler’s

Định nghĩa: Luật Tesler’s hay còn được gọi là định luật bảo toàn sự phức tạp có nội dung, sự phức tạp của một hệ thống là hằng số, nếu sự tương tác người dùng đơn giản hơn thì sự phức tạp đằng sau sẽ tăng lên.

Ứng dụng luật Tesler’s trong thiết kế UX: 

  • Vậy theo Tesler ta có thể thấy, nếu giao diện người dùng trở nên đơn giản hơn thì hệ thống sẽ trở nên phức tạp hơn để cân bằng. Vậy là đồng nghĩa với việc đội ngũ phát triển cần hoạt động thêm nhiều nguồn lực hơn để người dùng có được những trải nghiệm tốt hơn. Vậy nên, đôi khi cũng nên cân bằng lại cả hai bên để không lãng phí quá nhiều nguồn lực.

  • Dù sự đơn giản hóa luôn mang lại những giá trị cho người dùng tuy nhiên cũng không nên quá trưu trượng. Trên các thanh điều hướng ở dưới của mỗi ứng dụng, chúng ta thấy những icon rất dễ để hiểu ý nghĩa của từng trang, tuy nhiên để tránh trừu tượng thì đa số bên dưới icon đều có thêm chữ để tường minh hơn.
  • Người dùng luôn có tâm lý mong muốn sự đơn giản nhưng họ rất e ngại để biến sự phức tạp thành đơn giản, vậy nên vai trò của nhà thiết kế UX chính là tìm những phương pháp để gánh vác sự phức tạp này giúp họ. Thay vì phải nhập tìm kiếm các cửa hàng ăn uống gần nhà thì đề xuất quán ăn trên ứng dụng đặt thức ăn luôn mang lại sự hài lòng cho người dùng.

Vậy là BAC đã chia sẻ những thông tin về  ngưỡng Doherty, Occam’s Razor, nguyên tắc Pareto, luật Postel’s, luật Tesler’s. Để không bỏ lỡ những nội dung hấp dẫn ở phần trước và các phần sau, BAC mời bạn tìm đọc và tham khảo các phần khác của bài viết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về UI/UX, Product Design tại các khoá học:

 

Nguồn tham khảo:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post