Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về các ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Trong phần 2, chúng ta đã tìm hiểu về kiến ​​trúc phần mềm và các góc độ về kiến ​​trúc. Trong phần này, hãy cùng BAC thảo luận về Mạng (Networking) và Điện toán đám mây (Cloud Computing) nhé!
 
Chuỗi bài viết Các nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật dành cho Product Manager bao gồm 3 phần. Mời bạn tham khảo các phần còn lại của chuỗi bài:
1. Mạng máy tính (Computer Networks)
  • Mạng máy tính
Mạng máy tính là một tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau có khả năng gửi và nhận dữ liệu. Các thiết bị mạng được gọi là các nút (nodes), và các liên kết giúp kết nối các điểm nút lại với nhau được gọi là các kênh truyền thông. Một nút ở ứng dụng của người dùng khi tham gia với tư cách là một server có thể coi là một host.
  • Truyền dữ liệu mạng
 
Dữ liệu được truyền tải trong nhiều lớp khác nhau, từ lớp trên cùng (Lớp ứng dụng - hay còn gọi là Application Layer) đến lớp thấp nhất (Lớp vật lý - hay còn gọi là Physical layer). Dữ liệu người dùng di chuyển từ lớp ứng dụng đến lớp giao vận (transport layer), nơi mà dữ liệu được đính kèm với số cổng (port), hay còn được gọi là header TCP. Header TCP, cùng với dữ liệu (mảng dữ liệu TCP), đi đến lớp mạng (network layer), nơi mà dữ liệu được đính kèm với header IP. Header IP và dữ liệu (mảng dữ liệu IP) đi đến lớp dữ liệu (data layer), nơi nó được đính kèm với header Ethernet. Sau đó, dữ liệu này sẽ sẵn sàng để được truyền đi từ cổng dưới dạng các gói (packet).
  • Địa chỉ giao thức Internet (địa chỉ IP)
 
Trong Mạng máy tính, các nút (các thiết bị) được kết nối với nhau; nó có thể gửi dữ liệu từ nút này sang nút khác. Nhưng để truyền dữ liệu, chúng ta cần phải có địa chỉ của nút để xác định nơi mà chúng ta muốn gửi dữ liệu đi; địa chỉ này được gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP là địa chỉ định danh duy nhất giúp xác định một thiết bị trên môi trường Internet hoặc trong mạng cục bộ. IP là tên viết tắt của “Internet Protocol”, là các quy tắc để điều chỉnh định dạng của dữ liệu khi gửi qua Internet hoặc mạng cục bộ. Địa chỉ IP có hai loại:
  • IPV4: IPV4 bao gồm bốn số riêng biệt được phân tách với nhau bằng dấu chấm, mỗi số nằm trong khoảng từ 0–255 bởi vì máy tính đọc hiểu ngôn ngữ nhị phân. Vì vậy, mỗi địa chỉ IPV4 là một địa chỉ 32 bit, và các thiết bị 2³² ~ 4B có thể kết nối được với địa chỉ IPV4.
  • IPV6: Vì trong IPV4 chỉ có thể kết nối được với thiết bị ~ 4B, vì vậy chúng ta đang dần chuyển sang IPV6, là địa chỉ 128 bit và có thể kết nối Internet với tổng cộng 2¹²⁸ thiết bị.
  • Hệ thống tên miền (DNS)
 
Trong môi trường mạng, các máy tính không được đặt tên như con người; chúng được đặt theo các con số vì đó là cách mà các thiết bị máy tính khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Nhưng con người đã quen với việc sử dụng tên thay vì gọi bằng các con số. Vì vậy, để thu hẹp khoảng cách này, chúng ta đã xây dựng nên DNS, là ánh xạ của Tên miền với địa chỉ IP. Ví dụ: khi bạn nhập “www.google.com” lên trình duyệt, nó sẽ chuyển đổi thành một địa chỉ IP trông khá xấu xí vì đó là cách mà các máy tính có thể giao tiếp. Chúng ta sẽ nhận được kết quả tương tự nếu nhập địa chỉ IP thay vì hệ thống tên miền, nhưng con người chúng ta không quen sử dụng với các con số; nên thay vào đó là lựa chọn cách thức này.
  • Giao thức truyền tải siêu văn bản (Hypertext Transfer Protocol)
HTTP là nền tảng của bất kỳ cách thức trao đổi dữ liệu nào trên web. Nó là một giao thức máy chủ-máy khách (client-server) có thể mã hóa và vận chuyển thông tin giữa máy khách và máy chủ web.
 
Đây là cách mà Internet hoạt động:
 
2. Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ điện toán như máy chủ, cơ sở dữ liệu, mạng, phân tích thông qua mạng Internet. Dưới đây là những lợi ích khi sử dụng dịch vụ đám mây:
  • Hiệu quả về chi phí: Điện toán đám mây loại bỏ chi phí mua phần cứng, phần mềm và bảo trì.
  • Tính linh hoạt: có thể mở rộng dung lượng lưu trữ, băng thông, v.v.
  • Độ tin cậy: tạo ra các bản sao lưu dữ liệu và việc khôi phục lại sau thảm họa trở nên dễ dàng hơn.
  • Bảo mật: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp công nghệ và các kiểm soát bảo mật.

 

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu được tất cả các khái niệm, biết được từ khóa liên quan về mạng máy tính và điện toán đám mây, trả lời được cho câu hỏi "Internet hoạt động như thế nào?". Các bài viết mới nhất sẽ tiếp tục được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:

https://shailesh-sharma.medium.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC