Đối với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ngày này, việc không ngừng trau dồi và học hỏi là điều bắt buộc mà các Business Analyst phải làm để phát triển hơn trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ. Hãy cùng BAC tìm hiểu xu hướng và các kỹ năng mới các BAers cần trang bị cho bản thân nhé! 
 
1. Công nghệ thông tin và vai trò của Chuyên viên phân tích nghiệp vụ trong kỷ nguyên công nghệ mới
Vào những năm 1990, Công nghệ Thông tin (IT) chủ yếu tập trung vào việc chuyển đổi các hồ sơ giấy sang dạng điện tử trên máy tính để bàn. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ của hàng loạt công nghệ mới như 5G, 6G, điện toán đám mây, drone, Internet vạn vật (IoT), bản sao số (digital twins), blockchain, máy tính lượng tử, robot, trí tuệ nhân tạo (AI), và học máy (machine learning)...
 
Những công nghệ mới này thường tích hợp cả công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT). Các thiết bị IoT hiện nay không còn nằm ở giới hạn là máy tính, mà còn nhiều hình dạng và chức năng đa dạng khác nhau. Một trong những thách thức lớn đối với chuyên viên phân tích nghiệp vụ là các thiết bị IoT thường không có giao diện người dùng truyền thống như trên màn hình máy tính, khiến việc thể hiện rõ chức năng của hệ thống trở nên khó khăn. 
 
Điều này làm cho việc hình dung cách các yêu cầu nghiệp vụ được chuyển thành giải pháp trở nên phức tạp hơn, vì chức năng thực tế được "ẩn" sau các thiết bị. Do đó, việc nắm vững kiến thức về các công nghệ mới và trả lời được các câu hỏi “Những công nghệ đó là gì?; Được sử dụng như thế nào?; Ai là người dùng?”  là yếu tố then chốt trong quá trình thu thập yêu cầu nghiệp vụ.
 
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần có sự nhạy bén để thích nghi với các công nghệ mới, đồng thời phải trang bị đầy đủ kiến thức để đối mặt với sự phức tạp ngày càng cao và tốc độ thay đổi nhanh chóng của yêu cầu dự án.
 
2. Các xu hướng công nghệ mà Business Analyst cần cân nhắc

2.1. UML, BPMN, SysML

Với môi trường kinh doanh và công nghệ thay đổi nhanh chóng và liên tục như hiện nay, bộ kỹ năng phân tích kinh doanh truyền thống như Ngôn ngữ mô hình thống nhất (UML) và Mô hình hóa & Ký hiệu quy trình kinh doanh (BPMN) có thể không đủ để mô hình hóa sự phức tạp của các công nghệ mới nổi như thiết bị IoT được trang bị cảm biến và bộ truyền động thông minh. Do đó, các nhà phân tích nghiệp vụ cũng cần phải trau đồi, Ngôn ngữ mô hình hệ thống (SysML) là một phần mở rộng của UML, cung cấp các sơ đồ mạnh mẽ hơn để mô hình hóa các hệ thống phức tạp. 
 


2.2. Tích hợp công nghệ mới

Việc loại bỏ tất cả các hệ thống hiện có và thay thế chúng bằng công nghệ mới là không khả thi về mặt tài chính, do đó, các tổ chức có xu hướng bổ sung công nghệ mới vào danh mục công nghệ hiện có.
 
Sự kết hợp giữa các công nghệ hiện có và mới nổi đã đặt ra các vấn đề về khả năng tương thích và khả năng tương tác. Các nhà phân tích kinh doanh phải biết cách nắm bắt các yêu cầu xung quanh việc tích hợp giữa các hệ thống hiện có và mới bao gồm tích hợp chức năng, cơ sở hạ tầng và dữ liệu. 
 

2.3. Quy định pháp lý trong bối cảnh công nghệ mới

Các công nghệ mới như robot (ví dụ: nếu một robot gây ra cái chết cho con người, ai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật?) hay xe tự động (ví dụ: nếu xe tự lái vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ hoặc chạy quá tốc độ, ai sẽ chịu phạt?) đang đặt ra nhiều câu hỏi pháp lý mới mẻ và phức tạp.
 
Các quy định mới hoặc sự thay đổi trong các quy định hiện hành xảy ra thường xuyên và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phân tích nghiệp vụ và xác định yêu cầu. Đặc biệt trong các ngành chịu sự quản lý chặt chẽ, việc phân tích tác động đến hoạt động kinh doanh là một nỗ lực liên tục.
 
Vì vậy, các chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần hiểu rõ các quy định pháp lý và nguyên tắc đạo đức liên quan, nhằm hạn chế rủi ro và tránh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình phát triển sản phẩm hoặc triển khai dự án.
 

2.4. Kiểm thử chấp nhận người dùng (UAT) đối với ứng dụng không có giao diện người dùng

Đối với các thiết bị không có giao diện người dùng như thiết bị IoT, UAT sẽ tập trung vào việc kiểm thử hành vi và phản hồi của thiết bị, nhằm xác định xem các chức năng có hoạt động đúng như mong đợi hay không. Với các công nghệ mới chưa được kiểm chứng nhiều như các công nghệ đi trước, việc kiểm thử càng cần được thực hiện kỹ lưỡng hơn để phát hiện lỗi và đảm bảo rằng giải pháp đáp ứng đúng yêu cầu kinh doanh.
 
Khi mức độ kiểm thử ngày càng sâu và thường xuyên hơn, Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ nên tham gia tích cực vào một số hoạt động kiểm thử và cần sẵn sàng hỗ trợ làm rõ yêu cầu bất cứ khi nào nhóm kiểm thử cần.
 
Ngoài ra, Requirement Traceability Matrix (RTM) – bảng truy vết yêu cầu – được xây dựng chung giữa Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ và nhóm kiểm thử là công cụ quan trọng giúp đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và kết quả của dự án luôn đồng nhất với những gì khách hàng đã phê duyệt ngay từ đầu.
 
Hy vọng rằng những chia sẻ của BAC sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất được cập nhật tại BAC's Blog bạn nhé.

 

Nguồn tham khảo:
https://www.bcs.org/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC