Nhắc đến khái niệm Business Intelligence (BI) hầu hết mọi người đều nghĩ đến những công cụ phân tích, trực quan dữ liệu. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong việc triển khai BI trên các mô hình kinh doanh. Bài viết này sẽ cho bạn thêm một góc nhìn từ những khía cạnh khác của BI.
BI mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
1. Business Intelligence là gì?
Business Intelligence (BI) là việc tận dụng phần mềm và dịch vụ để chuyển đổi dữ liệu thành các thông tin chi tiết có thể hành động, cung cấp thông tin từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược và chiến thuật của một tổ chức.
Các công cụ BI truy cập và phân tích các tập dữ liệu và hiển thị các phân tích được tìm thấy trong những báo cáo (reports), tóm tắt (summaries), trang tổng quan (dashboards), đồ thị (graphs), biểu đồ (charts) và bản đồ (maps) để cung cấp cho người dùng những thông tin chi tiết về trạng thái của doanh nghiệp.
Thuật ngữ BI cũng thường được dùng để đề cập đến các công cụ cung cấp khả năng truy cập nhanh chóng, dễ hiểu để tìm hiểu thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại của một tổ chức dựa trên dữ liệu có sẵn.
2. Các ví dụ về Business Intelligence
Báo cáo là một khía cạnh trọng tâm của BI và dashboard có lẽ là công cụ BI điển hình nhất. Dashboard là các ứng dụng phần mềm tự lưu trữ kết hợp dữ liệu có sẵn thành các biểu đồ và đồ thị mang lại cái nhìn tổng quan về tình hình của công ty.
Dashboard mang đến không gian hiển thị đầy đủ và chi tiết
Mặc dù, BI không nói với người dùng doanh nghiệp họ phải làm gì hoặc điều gì sẽ xảy ra nhưng nó có thể cung cấp cho mọi người cách để kiểm tra dữ liệu, để hiểu được xu hướng và thu được những thông tin chi tiết thông qua các hoạt động tìm kiếm, kết hợp, truy vấn dữ liệu cần thiết để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Ví dụ, một công ty muốn quản lý tốt hơn chuỗi cung ứng của mình, họ cần các tính năng BI để xác định nơi xảy ra sự trì hoãn và những chỗ còn tồn đọng trong quá trình vận chuyển. Theo Chris Hagans, phó chủ tịch hoạt động của WCI Consulting, một công ty tư vấn tập trung vào BI cho biết, công ty đó có thể dùng các khả năng BI để tìm hiểu sản phẩm nào thường bị trễ và phương thức vận chuyển nào gây ra sự chậm trễ.
Theo Cindi Howson, phó chủ tịch nghiên cứu tại Gartner, một công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin cho biết: “tiềm năng của BI vượt ra khỏi các thước đo hiệu suất kinh doanh điển hình về việc cải thiện hiệu suất bán hàng và giảm chi phí”. Đồng thời, cô cũng chỉ ra sự thành công của của hệ thống trường học Columbus, Ohio khi sử dụng các công cụ BI để xác định các điểm dữ liệu từ tỷ lệ đi học đến thành tích học sinh để cải thiện việc học và tỷ lệ tốt nghiệp trung học.
Các nhà cung cấp BI là Tableau và G2 cũng đưa ra các ví dụ cụ thể về cách các tổ chức có thể đưa các công cụ BI vào sử dụng:
- Một tổ chức hợp tác có thể dùng BI để theo dõi việc mua lại hoặc giữ chân các thành viên.
- Các công cụ BI có thể tự động tạo báo cáo bán hàng và giao hàng từ dữ liệu CRM.
- Đội ngũ bán hàng có thể dùng BI để tạo một dashboard hiển thị vị trí của khách hàng tiềm năng trên lộ trình bán hàng.
3. Business Intelligence và Business analytics
Một điều bạn có thể lưu ý thấy từ các ví dụ kể trên là chúng cung cấp những thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại của doanh nghiệp hoặc tổ chức: triển vọng bán hàng ngày nay đang ở đâu? Chúng ta đã tăng hoặc mất đi bao nhiêu thành viên trong tháng này?. Điều này đã dẫn đến sự phân biệt chính giữa hai thuật ngữ Business Intelligence và Business analytics.
Business Intelligence và Business analytics là hai thuật ngữ khác nhau
BI mang tính mô tả, nó cho bạn biết điều gì đang xảy ra và điều gì đã xảy ra trong quá khứ đưa chúng ta đến trạng thái đó. Mặt khác, Business analytics là một thuật ngữ bao trùm các kỹ thuật phân tích dữ liệu mang tính dự đoán. Nghĩa là chúng có thể cho bạn biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, bạn nên làm gì để tạo ra một kết quả tốt hơn. Business analytics thường được xem là một tập hợp con của danh mục phân tích dữ liệu lớn hơn, đặc biệt tập trung vào kinh doanh.
Sự khác biệt giữa sức mạnh mô tả của BI và khả năng dự đoán của Business analytics vượt xa hơn cả khung thời gian chúng ta đang nói về. Nó cũng là trọng tâm của câu hỏi BI dành cho ai. Như blog Stichdata giải thích, BI nhằm mục đích cung cấp những bức ảnh chụp nhanh về tình hình hiện tại cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Trong khi dự đoán và lời khuyên xuất phát từ Business analytics cần các chuyên viên khoa học dữ liệu để phân tích và diễn giải. Một trong những mục tiêu của BI là giúp người dùng cuối không am hiểu về kỹ thuật cũng có thể đọc hiểu và thậm chí là đi sâu vào dữ liệu để tạo ra các báo cáo mới.
4. Chiến lược Business Intelligence
Trong quá khứ, người dùng chính của các ứng dụng BI là những chuyên viên Công nghệ thông tin (IT). Tuy nhiên, các công cụ BI đã phát triển để trở nên trực quan và thân thiện với người dùng, để nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau đều có thể sử dụng.
Các công cụ BI ngày càng thân thiện và dễ sử dụng
Howson của Gartner phân biệt BI thành hai loại. Loại thứ nhất là BI cổ điển (classic) hay truyền thống, dành cho các chuyên gia IT sử dụng dữ liệu giao dịch nội bộ để tạo báo cáo. Loại thứ hai là BI hiện đại (modern), dành cho người dùng doanh nghiệp tương tác với các hệ thống trực quan để phân tích dữ liệu.
Howson giải thích rằng các tổ chức thường chọn BI cổ điển cho những báo cáo yêu cầu độ chính xác cao, các câu hỏi và bộ dữ liệu được dùng có thể dự đoán được như báo cáo tài chính, báo cáo quy định. Ngoài ra, các tổ chức thường chọn những công cụ BI hiện đại khi người dùng doanh nghiệp cần thông tin chi tiết về những thay đổi nhanh chóng như các sự kiện truyền thông, trong đó tốc độ được đánh giá cao hơn việc đạt độ chính xác 100%.
Tuy nhiên, trong khi BI là điều cần thiết để đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược, nhiều tổ chức phải vật lộn để thực hiện các chiến lược BI hiệu quả do sự thiếu kém dữ liệu, sai lầm chiến thuật và hơn thế nữa.
Kết thúc phần đầu tiên tại đây, tin chắc rằng bạn đọc đã có thêm những góc nhìn mới về BI. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả, vẫn còn rất nhiều điều thú vị sẽ được gửi đến bạn đọc trong phần thứ hai, đừng quên đón đọc tại BAC’s Blog.
Tham khảo: Business Intelligence là gì? Những điều có thể bạn chưa biết (Phần 2)
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC