Với sự bùng nổ của công nghệ và sự phổ biến của mã nguồn mở (Open Source) như ngày nay thì việc kết hợp vai trò của Business Analyst với sức mạnh của mã nguồn mở đã mở ra những tiềm năng vượt trội cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, cùng BAC khám phá một chủ đề đang thu hút sự chú ý trong cộng đồng Business Analyst - đó là mã nguồn mở (Open Source). Hãy cùng tìm hiểu cách Business Analysts có thể tận dụng mã nguồn mở như thế nào để thúc đẩy sự sáng tạo và thành công trong ngành nhé.
 
1. Sự bùng nổ của mã nguồn mở hiện nay
Mã nguồn mở đã thay đổi cách chúng ta xem và tiếp cận công nghệ. Open Source giúp mọi người trên khắp thế giới cải thiện cuộc sống nhờ tính linh hoạt, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Không những thế, mã nguồn mở còn mang lại sự sáng tạo và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp. 
 
Open Source xuất hiện vào cuối những năm 1990 và thực sự bùng nổ trong những năm gần đây. Theo báo cáo trong khảo sát hiện trạng Open Source năm 2023 do Open Source Initiative (OSI) thực hiện thì tương lai trong những năm tới, phần mềm ứng dụng mã nguồn mở dự kiến sẽ tiếp tục tăng:
Vào năm 2023 việc sử dụng mã nguồn mở đã tăng lên đáng kể, 80,04% người khảo sát khẳng định rằng họ đã tăng việc sử dụng mã nguồn mở của mình (so với 77% năm ngoái). Hơn nữa, một tỷ lệ rất nhỏ (chỉ khoảng 1.49%) cho biết họ đã giảm việc sử dụng mã nguồn mở trong tổ chức. Điều này chứng minh rằng việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở có khả năng tiếp tục gia tăng trong tương lai.
 
Thực tế, Business Analyst đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng và tận dụng lợi ích của Open Source. Các chuyên gia phân tích nghiệp vụ nên hiểu các nguyên tắc và công cụ của mã nguồn mở để có thể định hình và triển khai các giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và tối ưu hóa quy trình làm việc cũng như tăng cường sự cạnh tranh.
 
2. Lợi ích của mã nguồn mở đối với Business Analyst
Open Source không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn đem đến nhiều cơ hội tiếp cận và phát triển cho Business Analyst. Dựa trên sự bùng nổ của mã nguồn mở mà Business Analyst có thể dễ dàng:
  • Truy cập và sử dụng các công cụ và framework hiện đại để phân tích dữ liệu và tạo nên các báo cáo chính xác.
  • Tùy chỉnh, nâng cấp và mở rộng các giải pháp mã nguồn mở để phù hợp với yêu cầu và quy trình làm việc của doanh nghiệp.
  • Tham gia vào các dự án open source để học hỏi cũng như mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình, qua đó xây dựng danh tiếng và tạo dựng mạng lưới liên kết trong cộng đồng.
  • Sử dụng các công cụ quản lý dự án open source để tăng cường hiệu suất và định hướng trong công việc.
3. Business Analyst với cộng đồng Open Source
Ngày nay, Business Analyst có thể dễ dàng tiếp thu và nâng cấp trình độ sử dụng mã nguồn mở nhờ các kiến thức được chia sẻ công khai trong các hội nhóm, cộng đồng Open Source. Hơn thế nữa, BA còn có thể đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng mã nguồn mở bằng cách chia sẻ kiến thức, đưa ra đánh giá cũng như đề xuất cải tiến. Những điều này giúp Business Analyst có thể góp phần nhỏ sức mình vào việc nâng cao chất lượng và tính ổn định của các dự án open source. Đây không chỉ là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng mạng lưới liên kết, mà còn là nơi Business Analyst có thể phát triển kỹ năng kỹ thuật, giao tiếp và lãnh đạo.
 
4. Vấn đề Freedom trong ngữ cảnh Open Source

Freedom đề cập đến các nguyên tắc và quyền cơ bản liên quan đến phần mềm open source, xoay quanh các khía cạnh như:
  • Tự do sử dụng: Người dùng có quyền chạy phần mềm cho bất kỳ mục đích nào mà không bị hạn chế dù đó là mục đích cá nhân, kinh doanh, giáo dục hay các mục đích khác.
  • Tự do nghiên cứu: Người dùng có quyền truy cập và nghiên cứu mã nguồn của phần mềm để hiểu cách phần mềm hoạt động, đảm bảo không có chức năng ẩn hoặc lỗ hổng tiềm ẩn nào.
  • Tự do sửa đổi: Người dùng có quyền sửa đổi mã nguồn để phù hợp với nhu cầu hoặc sở thích của họ thông qua việc cải tiến, điều chỉnh, sửa lỗi,...
  • Tự do phân phối: Người dùng có quyền chia sẻ, phân phối phần mềm, cả dưới dạng gốc và trong các phiên bản đã sửa đổi. 
Những quyền tự do này thường được chứng thực bởi các giấy phép phần mềm mã nguồn mở, như the GNU General Public License (GPL), the Apache License, hay the MIT License (GPL). 
 
5. Những thách thức tiềm ẩn
Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích song việc áp dụng mã nguồn mở cũng đặt ra một số thách thức tiềm ẩn cho BA. Điển hình như việc đảm bảo tính bảo mật, quản lý sự phát triển và duy trì các dự án mã nguồn mở, cũng như đảm bảo tính tương thích và tích hợp với hệ thống hiện có của doanh nghiệp. 
Tuy vậy, BA có thể dễ dàng vượt qua các thách thức này thông qua việc đầu tư vào đào tạo chuyên môn và nắm vững kiến thức về Open Source, xây dựng quy trình và tiêu chuẩn rõ ràng để thiết lập một mạng lưới hỗ trợ và cộng tác đáng tin cậy.
 
Như vậy, Business Analyst đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khai thác tiềm năng của Open Source. Tận dụng sức mạnh của mã nguồn mở có thể giúp Business Analyst đề xuất thành công các giải pháp sáng tạo và cải tiến, đồng thời tăng cường hiệu suất và tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng Open Source cũng đặt ra một số thách thức. Nhưng điều quan trọng nhất là Business Analyst cần đầu tư vào việc nắm vững kiến thức và kỹ năng liên quan đến và xây dựng một mạng lưới hỗ trợ và cộng tác về open source. Nếu bạn là một Business Analysts hoặc quan tâm đến việc áp dụng Open Source trong công việc của mình, hãy theo dõi BAC để cập nhật thông tin mới tại BAC's Blog nhé.
 

Nguồn tham khảo:
https://www.iiba.org/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC