Nghề Business Analyst không phải là một ngành mới nhưng chắc chắn vẫn chưa cũ. Tại Việt Nam, nhu cầu về nhân lực đang ngày càng gia tăng. Đó cũng là lý do rất nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu về vai trò này. Hãy cùng BAC khám phá những điều thú vị về Business Analyst nhé.

Tài liệu học BA tiếng Việt hiện đang được BAC phân phối

1. Business Analyst tiếng Việt là gì?

Business Analyst (BA) tiếng Việt là Chuyên viên phân tích kinh doanh hay Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. BA đóng vai trò cầu nối giữa phòng kinh doanh và kỹ thuật cũng như khách hàng và lập trình viên. Đây là cách định nghĩa rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực IT.

Tuy nhiên, vai trò BA không chỉ xuất hiện trong các công ty phần mềm hay lĩnh vực công nghệ mà còn trong mọi ngành nghề. Đặc biệt, kinh doanh, dịch vụ, bất động sản hay tài chính ngân hàng là những lĩnh vực đang rất “khát” tài năng BA.

Quy trình làm việc cơ bản của một Business Analyst

Vì thế, BA trong tiếng Việt còn có thể được xem là người đưa ra các giải pháp cho vấn đề của doanh nghiệp hoặc khách hàng. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp hay tổ chức sẽ có mục tiêu riêng (Business Object). BA sẽ dựa trên Business Object để làm việc với các bên có liên quan (Stakeholders) nhằm đưa ra giải pháp (Solution). Khi Solution phù hợp và được thống nhất, BA sẽ cùng “đồng đội” triển khai để giải quyết Object. Solution ngày nay khá đa dạng và không nhất định phải là một phần mềm.

Giả sử, doanh nghiệp tiếp nhận rất nhiều cuộc gọi mỗi ngày nhưng số lượng đơn hàng bán ra lại rất thấp. Mục tiêu chính là cải thiện số lượng bán này và BA nhận ra vấn đề khả năng chốt sale của nhân viên. Giải pháp đưa ra là một khóa training dành cho các telesales của công ty. Tóm lại, có thể nói những người làm công việc tìm Solution cho Business Object chính là BA.

2. Business Analyst làm những gì?

Vai trò BA dù chỉ xoay quanh việc tìm giải pháp nhưng lại vô cùng đa dạng. Trong đó, BA sẽ làm người làm việc trực tiếp với khách hàng, các bên liên quan, đội ngũ kỹ thuật hay các lập trình viên. Họ sẽ là người trực tiếp đi theo xuyên suốt dự án để giải quyết bài toán của doanh nghiệp.

Business Analyst sẽ làm việc thường xuyên với các bên liên quan

Trong đó, BA phải làm việc với khách hàng để xác định vấn đề. Trên thực tế, các vấn đề thường không dễ xác định, khách hàng đôi khi cũng không biết họ cần gì. Sau khi đã có yêu cầu từ khách hàng, BA sẽ chuyển nó đến bộ phận đảm nhiệm dự án. Đó có thể là các lập trình viên nếu là một dự án phần mềm. Tiếp theo, BA sẽ cùng đồng đội hoàn thành dự án bằng các giải pháp đã đề ra. Cuối cùng, BA cần đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp đã được hoàn thành, giả sử hướng dẫn khách dùng phần mềm.

Trong quá trình thực hiện dự án, sẽ có vô số những vấn đề có thể phát sinh. Những lúc như vậy, BA cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa các bên. Điều đó nhằm chắc chắn giải pháp cuối cùng là phù hợp và giải quyết được mục tiêu của doanh nghiệp.

3. Business Analysis và Business Analytics khác nhau như thế nào?

Khi nhắc đến Business Analyst trong tiếng Việt, có một số thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn. Trong đó, hai từ Business Analysis và Business Analytics có cách viết khá tương đồng. Ngoài ra, ý nghĩa của cả hai cũng mang nhiều nét giống nhau. Trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

Business Analysis và Business Analytics là hai khái niệm dễ nhầm lẫn

Business Analysis tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá để làm rõ các yêu cầu của doanh nghiệp nhằm đề xuất giải pháp hiệu quả. Các BA sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch dự án, thu thập yêu cầu và tạo ra các tài liệu chi tiết. Phương pháp cụ thể sẽ xoay quay việc đặt câu hỏi “tại sao” và “làm thế nào”.

Trong khi đó, Business Analytics hướng đến việc sử dụng dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong tương lai và đưa ra quyết định thông minh. Ngoài ra, BA còn kết hợp các kỹ thuật thống kê và học máy để phân tích dữ liệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và đưa ra những chiến lược tốt hơn.

Có thể thấy rằng, cả hai thuật ngữ Business Analysis và Business Analytics đều thuộc công việc của các BA. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng lại rất khác nhau. Business Analysis tìm hiểu yêu cầu và nhu cầu của doanh nghiệp hiện tại, trong khi Business Analytics hướng đến việc đưa ra dự đoán và quyết định tương lai bằng dữ liệu.

4. Nghề BA tại Việt Nam

Khi tìm hiểu Business Analyst tiếng Việt là gì, nhiều bạn trẻ dễ bị sa vào các khái niệm có phần cứng nhắc. Điều đó vô tình tạo ra sự khó hiểu, khó tiếp cận và ảnh hưởng tâm lý. Trên thực tế, nghề BA tại Việt Nam đã và đang trong giai đoạn phát triển.

Thống kê thu nhập theo số năm kinh nghiệm của Business Analyst tại Việt Nam

Ngày nay, các chuyên gia phân tích nghiệp vụ, phân tích dữ liệu có mức thu nhập đáng ngưỡng mộ. Hơn thế nữa, nhu cầu tìm kiếm tài năng cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy các mẫu tin tuyển dụng BA trên khắp cả nước ở nhiều cấp độ từ intern cho đến senior.

Do đó, bạn không cần quá lo lắng về kiến thức trong lĩnh vực công nghệ của mình. Có rất nhiều lựa chọn để phát triển sự nghiệp trong vai trò BA. Và những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực hiện tại của bạn có thể rất hữu ích.

Tham khảo: Những điều có thể bạn chưa biết về Business Analyst ngân hàng

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vai trò Business Analyst trong tiếng Việt. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.


Nguồn tham khảo:
Internet

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC