Business Analyst thực sự làm những công việc gì?

Trong bài viết trước, BAC đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm Business Analyst. Nội dung lần này, chúng ta sẽ đi sâu vào công việc của một Business Analyst thông qua các ví dụ thực tế và chia sẻ từ những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Công việc của một Business Analyst gồm nhiều giai đoạn

1. Business Analyst là gì?

Business Analyst đóng vai trò như một chiếc cầu nối

Nếu bạn vẫn chưa biết về khái niệm Business Analyst (BA), hãy xem lại bài viết bên dưới. Tại đây, bạn có thể hiểu BA như là cầu nối giữa khách hàng và đội ngũ thực hiện dự án.

Tham khảo: Business Analyst là gì? Những lầm tưởng về nghề BA

Thường người ta hya nhầm lẫn nghề Business Analyst với một số nghề khác có tính chất công việc gần giống với BA, như:

  • Data Analyst – chuyên gia phân tích dữ liệu

Là người phân tích các dữ liệu đã thu thập được và trình bày dưới các dạng biểu đồ, đồ thị, sơ đồ. Các dữ liệu này có thể giúp xác định xu hướng, tạo ra mô hình dự đoán cho các sự kiện trong tương lai.

  • Systems Analyst – chuyên viên phân tích hệ thống

Phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng công nghệ thông tin. Bằng cách xác định và đề xuất những cải tiến trong hệ thống công ty để đào tạo và chuyển giao đến những người sử dụng hệ thống.

  • Management Analyst – chuyên gia tư vấn quản lý

Đề xuất các phương án cải thiện hiệu quả hoạt động, kinh doanh của công ty, tổ chức. Các giải pháp của chuyên gia tư vấn quản lý giúp các nhà quản lý mang về nhiều lợi nhuận hơn và giảm chi phí.

2. Business Analyst làm gì?

Khi đã biết được khái niệm và nghiệp vụ của nghề BA, bạn sẽ dễ dàng hiểu được quy trình làm việc của họ.

Quy trình làm việc của một Business Analyst

Trong mô hình trên, chúng ta sẽ bắt đầu từ Business Objectives hay còn gọi là các vấn đề hoặc mục tiêu của doanh nghiệp.

Từ Business Objectives, BA sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan (Skateholders) để có thể đưa ra các giải pháp (Solution). Bởi vì các solution đưa ra cần phải đáp ứng các vấn đề hoặc mục tiêu của các bên liên quan.

Cuối cùng, BA sẽ chuyển tiếp yêu cầu và các solution này đến đội ngũ thực hiện dự án để cùng nhau triển khai. Đây chính là giai đoạn chuyển đổi (Transition) sẽ đưa doanh nghiệp đến với các mục tiêu hay giải quyết các vấn đề đã đặt ra.

Kết thúc quy trình trên, doanh nghiệp sẽ loại bỏ được các vấn đề còn tồn đọng hoặc đạt được mục tiêu của mình. Như vậy, tất cả những người thực hiện quy trình trên chính là một Business Analyst “chính hiệu”.

Lưu ý: không phải lúc nào các Solution đưa ra cũng là các giải pháp phần mềm. Chỉ cần giải quyết được Business Objectives thì nó đều được xem là Solution và đây chính là lý do khiến công việc BA không hề bó buộc trong một lĩnh vực nhất định.

  • Ví dụ:

Một doanh nghiệp gặp vấn đề về doanh số bán hàng, dù đã đầu tư chi phí khá lớn cho các khâu marketing, quảng bá. Lúc này, một người làm công việc Business Analyst cần phải giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân. Bởi vì, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng hiểu rõ họ cần gì và đưa ra được Business Objectives.

Sau khi làm việc với các bên liên quan (Skateholders), BA xác định được vấn đề nằm ở đội ngũ Sales của công ty. Đây chính là Business Objectives và BA cần phải đưa ra được các Solutions để giải quyết vấn đề này.

Như đã chia sẻ, công việc Business Analyst không chỉ là IT. Vì thế, tại đây có khá nhiều lựa chọn, đối với giải pháp phần mềm, BA có thể đưa ra Solution là một phần mềm giúp training kỹ năng cho đội ngũ Sales của công ty.

Đối với giải pháp không phải IT, BA có thể đề xuất đội ngũ Sales tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn. Thậm chí, nếu đội ngũ này có năng lực kém và thiếu kinh nghiệm, Solution có thể là thay mới lực lượng.

3. Chia sẻ thực tế từ những người đã và đang làm công việc Business Analyst

Nghề Business Analyst hiện có nhu cầu nhân lực khá lớn

Chia sẻ từ anh Lê Hoàng Vũ hiện là Business Analyst Manager của một Business Unit tại FPT Software. Những công việc của một BA IT, bao gồm:

Làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu và chuyển cho đội ngũ nội bộ. Sau đó, cùng với đội ngũ nội bộ thảo luận và xử lý các yêu cầu của khách hàng. Cuối cùng là các công việc về document, bao gồm viết và quản lý document, cần đảm bảo mọi người biết đâu là bản cuối, khi có thay đổi trong dự án thì ảnh hưởng đến document nào.

Như vậy, có thể thấy trong thực tế công việc thực sự của một BA không hề quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Bên cạnh đó, nó hoàn toàn không phải là một công việc nhàm chán khi mà bạn sẽ giao tiếp cùng lúc với khách hàng và cả đội ngũ nội bộ. Thấu hiểu những gì mà khách hàng cần, nắm bắt tiến độ công việc và là cầu nối giữa các bên.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của BAC sẽ giúp bạn đọc có được những góc nhìn mới và hiểu thêm về nghề BA. Tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu nhân lực Business Analyst ngân hàng, tài chính, IT… đang tăng khá nhanh với thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn là người mới, chưa biết phải bắt đầu từ đâu hãy liên hệ ngay cho BAC theo số Hotline: 0909 310 768 để được tư vấn lộ trình học Business Analyst phù hợp với nhu cầu, công việc, trình độ.

 

Nguồn tham khảo:

https://marketingai.admicro.vn/ba-la-gi/
www.topitworks.com
topdev.vn
techtalk.vn
thinhnotes.com
itviec.com

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung BAC

 

Previous Post
Next Post