Quản trị quy trình nghiệp vụ (BPM - Business Process Management) là cách tiếp cận hệ thống nhằm giúp các doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa, tối ưu hóa, tự động hoá quy trình hoạt động với mục đích giảm chi phí, tăng chất lượng hoạt động, rút ngắn thời gian sản xuất và đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất. Cũng có thể coi BPM như một công nghệ thúc đẩy hợp tác giữa công nghệ thông tin (CNTT) và người dùng nhằm xây dựng các ứng dụng có khả năng tích hợp con người, quy trình và thông tin trong tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Nếu quy trình phát triển sản phẩm dịch vụ được xây dựng tốt sẽ giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, mang lại doanh thu cao hơn, nâng cao năng suất làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức, qua đó đáp ứng được những yêu cầu từ thị trường. Chính vì lẽ đó mà BPM từ lâu luôn đóng một vai trò cốt lõi và nền tảng, giúp điều hành và quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả và nhịp nhàng nhất.
Không khó để nhận thấy rằng, hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới đều quan tâm, chú trọng ứng dụng BPM vào việc triển khai các quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp. Ngay đến các hãng sản xuất phần mềm lớn như IBM, Oracle, Microsoft, Software AG hay Lombardi... cũng liên tục tung ra thị trường những sản phẩm BPM với nhiều tính năng hỗ trợ phát triển quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi việc sử dụng BPM một cách bài bản đã cho thấy những kết quả khá bất ngờ đến các doanh nghiệp, tổ chức.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai ứng dụng này vào đa số doanh nghiệp Việt hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập. Điều này được thể hiện qua việc thiếu sự hoạch định tổng thể chiến lược ứng dụng CNTT xuất phát từ yêu cầu đáp ứng cho định hướng sản xuất, kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng kiến trúc tổng thể EA (Enterprise Architecture), mà trong đó kiến trúc nghiệp vụ - BA (Business Architecture) là thành phần không thể thiếu. Không những thế, việc áp dụng quy trình thông qua ứng dụng các giải pháp CNTT như ERP, SCM, CRM cũng gặp những thách thức do vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa chuyên gia phát triển và triển khai ứng dụng với các cán bộ quản lý. Chính điểm yếu này đã khiến cho doanh nghiệp cũng như bộ phận CNTT luôn gặp lúng túng trong quá trình xây dựng yêu cầu bài toán, cuối cùng dẫn đến việc vận hành doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
Nắm bắt được tầm quan trọng và xu hướng phát triển của BPM, Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn BAC đã phối hợp cùng anh Phí Anh Tuấn, một giảng viên, chuyên gia về BPM để thiết kế nên chương trình đào tạo chuyên sâu với sự kết hợp giữa các lý thuyết nền tảng, đồng thời tập trung vào tính ứng dụng và triển khai thực tiễn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiểu rõ các vấn đề cốt lõi của BPM khi đưa vào thực tiễn cũng như các kỹ năng cần thiết trong việc giải quyết các tình huống phát sinh, tất cả đều được trả lời và giải đáp trong khóa học Quản trị quy trình nghiệp vụ (Business Process Management) của BAC.
Giảng viên Phí Anh Tuấn được biết đến là người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế từ các tập đoàn đa quốc gia về CNTT của Mỹ như Digital Equipment Corporation – Computer Science Corporation. Anh sở hữu một bề dày kinh nghiệm đáng nể trong lĩnh vực CNTT nói chung và lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý (ERP, SCM, CRM,…) nói riêng. Bên cạnh những kinh nghiệm về điều hành doanh nghiệp, anh Phí Anh Tuấn còn nắm giữ vai trò là Phó chủ tịch Hội tin học TP.HCM HCA; Giảng viên chuyên đề hệ thống thông tin quản lý cho lớp cao học kế toán quản trị ĐH Kinh tế; đồng sáng lập Cộng đồng CIO Vietnam và IT leader Community… Với những kinh nghiệm thực tế trong quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp và tâm huyết luôn muốn chia sẻ nhiều hơn nữa với những người cùng đam mê, những khóa đào tạo do anh Tuấn đứng lớp vừa giúp truyền lửa cho họac viên, vừa mang đến những kiến thức và kỹ năng sâu rộng mà bất kì nhà quản lý nào cũng mong muốn có được.
Bên cạnh đó, BAC biết rằng việc nắm vững các cơ sở lý thuyết BPM cũng như cách xây dựng và xử lý các tình huống phát sinh khi triển khai BPM trong các doanh nghiệp, tổ chức luôn là thách thức với các nhân viên và các vị trí quản lý trung, cao cấp. Do đó, đối tượng mà BAC hướng đến trong khóa học này bao gồm tất cả nhân viên trong doanh nghiệp, nhưng đặc biệt hữu ích với các chủ doanh nghiệp, trưởng phòng ban nghiệp vụ; các thành viên trong bộ phận thiết lập và xây dựng quy trình, xây dựng ISO; giám đốc dự án, các chuyên viên phân tích nghiệp vụ trong dự án triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp; chuyên gia phân tích và xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT và cả những bạn đang có mong muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý doanh nghiệp trong tương lai.
Khóa học Quản trị quy trình nghiệp vụ còn được xây dựng từ kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia đầu ngành trong tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp. Sự phối hợp này sẽ mang lại những kiến thức nền tảng về BPM cũng như cách áp dụng vào thực tiễn trong doanh nghiệp.
Chương trình được BAC khai giảng vào ngày 12/05/2015 sắp tới đây, hứa hẹn sẽ là một khóa học bổ ích, mang đến những giải pháp cơ bản và cần thiết nhất giúp nhà quản lý thành công hơn trong việc giữ vững và phát triển doanh nghiệp đến một tầm cao mới.
Nguồn: Baodatviet
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Tất tần tật về chứng chỉ Business Analysis trọng tâm của IIBA
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC