BI + BA = Business Success (Phần 2)

Với những bài trước về BA và BI, BAC hi vọng các bạn đã nắm bắt được những điểm khác nhau về bản chất và những đặc trưng cơ bản của chúng. 

Trong bài viết lần này, BAC sẽ mang đến cho bạn những khía cạnh liên quan đến các thách thức và lợi ích của việc áp dụng giải pháp BI và BA trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là những xu hướng thiết kế giải pháp BI được áp dụng hiện nay cùng với những tên tuổi của các nhà cung cấp dịch vụ uy tín trên thế giới.

1. Thách thức từ CNTT (IT Challenges)

Có thể kể ra một số thách thức CNTT như:

  • Dữ liệu phức tạp (khác biệt, tích hợp), đến từ nhiều nguồn và có khối lượng đồ sộ.
  • Sự phụ thuộc lẫn nhau trong tổng thể hệ thống CNTT
  • Báo cáo KPI được tính toán thủ công trên Excel.
  • Phía doanh nghiệp chỉ cung cấp các báo cáo định kì trong khi đó BI cần các báo cáo thực (real-time)
  • Thời gian truy cập vào các các kho dữ liệu quan trọng (Business critical data) chậm trễ
  • Có nguy cơ dữ liệu không nhất quán với nhau giữa các bộ phận
  • Xóa bỏ nút thắt cổ chai tại bộ phận IT với cách tiếp cận BI truyền thống bằng self-service BI
  • Tiêu chuẩn hóa để giảm chi phí triển khai và sử dụng các công cụ BI chuẩn mà vẫn đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ.

2. Thách thức từ nghiệp vụ của doanh nghiệp (Business Challenges)

Bao gồm như:

  • Data silos (tạm dịch: các kho dữ liệu cố định): được quản lí bởi một bộ phận và bị cô lập với các bộ phận còn lại trong tổ chức.
  • Dữ liệu nghèo nàn, lặp lại hay xung đột lẫn nhau.
  • Bộ phận IT chịu sức ép từ phía bộ phận kinh doanh khi phải xuất ra tất cả các báo cáo ad-hoc, dù đơn giản hay phức tạp. 
  • Việc sử dụng công cụ báo cáo yêu cầu có sự tham gia của bộ phận IT
  • Luồng dữ liệu bị phá vỡ khi bộ phận IT cứ phải tạo từng báo cáo cho từng yêu cầu đơn lẻ từ bộ phận kinh doanh, trong khi những yêu cầu này có thể được tổng hợp lại trong một báo cáo tổng kết.
  • Phía người dùng chưa hiểu rõ quy trình làm việc, khách hàng.
  • Thiếu liên kết, thống nhất trong quyết định và hành động giữa các mức độ chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp
  • Thiếu góc nhìn tổng quan và nhất quán của tất cả các bộ phận.

3. BI Architecture:

Bao gồm

  • Collection of data (Thu thập dữ liệu)
  • Data integration (Tích hợp dữ liệu)
  • Storage of data (Lưu trữ dữ liệu)
  • Data analysis (Phân tích dữ liệu)
  • Distribution of data (Phân phối dữ liệu)
  • Reaction based on insights (Hỗ trợ ra quyết định từ kết quả phân tích)

4. Business Architecture         

5. BI and Analytics Framework 

Đây là cách hệ thống CNTT giao tiếp với đối tượng là doanh nghiệp hoặc người dùng cuối.

Hình dưới đây cho thấy từng lớp của Analytics framework, từ người dùng yêu cầu truy xuất thông tin đến khi tìm đến nguồn dữ liệu chứa nó (Data Sourcing).  Các thành phần khác cung cấp khả năng phân tích là tuân thủ SOA (Service-Oriented Architecture compliant).  Một trong số này được tích hợp vào kiến ​​trúc thông qua cách tiếp cận dựa trên tiêu chuẩn có thể yêu cầu tích hợp dựa trên ESB (Enterprise Service Bus) hơn là giải pháp dựa trên P2P (Point to Point) .

Bạn có tìm hiểu thêm về SOA, ESB và P2P qua bài viết của talend.com

6. BI and Analytics Techniques

Giá trị của BI sẽ được nhìn thấy rõ khi BI được đưa vào trong hệ thống CNTT và cải thiện hiệu suất làm viêc các khâu trong quy trình làm việc.

Và quy trình chuyển đổi để áp dung BI vào doanh nghiệp gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Điều tra thông tin không có cấu trúc: Cung cấp một cơ sở dữ liệu về thông tin doanh nghiệp cho các nhà phân tích tìm kiếm thông tin để hỗ trợ các yêu cầu không thường xuyên và không định kỳ của bộ phận kinh doanh (như mô hình hóa, khai thác, trực quan hóa).
  • Giai đoạn 2: Điều tra thông tin có cấu trúc: Cung cấp các bộ thông tin có cấu trúc theo yêu cầu của người tiêu dùng cuối để cung cấp các yêu cầu kinh doanh định kỳ (như báo cáo, giám sát, phiếu ghi điểm).
  • Giai đoạn 3: Embedded: Đẩy thông tin trực tiếp đến người tiêu dùng cuối bằng cách liên tục theo dõi hiệu suất kinh doanh theo thời gian thực.
7. Các đơn vị cung cấp giải pháp BI

8. Các đơn vị cung cấp BA

9. Lợi ích của việc kết hợp BI và phân tích đối với doanh nghiệp:

Có thể kể đến như:

  • Phân tích những xu hướng mới trong tương lai
  • Đo lường và giám hiệu suất kinh doanh
  • So sánh đối chiếu kết quả hiện tại với các trường hợp giả định (What-if scenarios)
  • Dự đoán thách thức và cơ hội cho tổ chức
  • Lập các kế hoạch chiến lược và dự báo nguồn lực, chi phí hiện có của doanh nghiệp
  • Quản lí và giảm thiểu rủi ro
  • Tự động hóa ra quyết định khi thích hợp
  • Điều chỉnh chiến lược và kế hoạch thực thi cho phù hợp
  • Tham gia vào các cuộc trao đổi online với khách hàng

Các bạn có thể tìm đọc các bài viết trước về BA và BI: 

Nguồn tham khảo:
bptrends.com
Datapine
batimes.com

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung BAC

Previous Post
Next Post