Bạn đã phân biệt được Business Analysis & Business Analytics chưa?

Xã hội ngày càng đổi mới và phát triển, do đó sự hiểu biết về kiến thức nhiều hơn sẽ giúp bạn thành công hơn? Hôm nay chúng ta sẽ cùng đề cập đến khái niệm “Analysis” và “Analytics” – Hiện tại có rất nhiều sự nhầm lẫn rõ rệt về điểm giống hay khác nhau, về mục đích làm việc khi muốn theo đuổi ngành Phân tích nghiệp vụ phần mềm. Vậy để hiểu chính xác về định nghĩa và ứng dụng của Business Analysis và Business Analytics, hãy cùng BAC tham khảo các thông tin bên dưới trong bài viết này nhé!

Việc hiểu rõ và tìm ra những điểm giống hay khác nhau giữa hai khái niệm “Analysis” và “Analytics” giúp chúng ta xác định được những kỹ năng cần thiết để phát triển trong từng lĩnh vực.

Định nghĩa chính xác về Business Analysis & Business Analytics là gì?
 

Business Analysis và Business Analytics đều được tạm dịch là Phân tích nghiệp vụ (kinh doanh). Hai khái niệm này thường được sử dụng thay thế cho nhau và vì vậy thường có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Sự khác nhau cơ bản giữa Business Analysis và Business Analytics là khái niệm Business Analytics rộng hơn và bao gồm Business Analysis trong đó, cụ thể:

⓵ Business:

Vấn đề (cần bàn, cần xử lý), là kinh doanh (công việc, nghề nghiệp) hay còn là nghiệp vụ (chuyên môn). Data là dữ liệu, thông tin, không chỉ là qua các phần mềm, lưu trữ ở Data Warehouse,… mà là tất cả những thứ quanh ta câu nói, tính cách, hành vi người đối diện cũng là data đối với ta.

⓶ Analytics:

Môn giải tích, môn phân tích, là giải thích tính logic hay những nguyên tắc nhằm ứng dụng cho phép phân tích ở Analysis. Trọng tâm của Business Analytics là dữ liệu và báo cáo – phân tích hoạt động kinh doanh trong quá khứ và dự đoán hiệu quả kinh doanh trong tương lai.

⓷ Analysis:

Sự phân tích, phép phân tích, là sự tách rời nhiều thành phần riêng nhỏ từ một tổng thể, nghiên cứu từng phần nhỏ và tìm mối liên hệ giữa các phần trong tổng thể lớn. Trọng tâm của Business Analysis là phân tích các chức năng và quy trình – xác định nhu cầu kinh doanh và đề xuất các giải pháp.

Bạn biết gì về Business Analysis – Phân tích nghiệp vụ

Dùng công nghệ để giải quyết 1 vấn đề chính là bản chất của công việc của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Người BA chính là những kỹ sư cầu nối, là người có thể nhận ra các vấn đề của khách hàng (nội bộ hoặc với bên ngoài), và phân tích nguyên nhân để từ đó đề nghị các giải phải để khắc phục. Phần lớn họ sẽ tập trung vào “quy trình và chức năng”.

Đây là một định nghĩa khá rộng, một khi có vấn đề thì nhất định sẽ có giải pháp, cho nên nếu đúng theo định nghĩa IIBA (Tổ chức cấp chứng chỉ về nghề BA – trụ sở ở Canada) thì:

“Business Analysis is the practice of enabling change in an organizational context, by defining needs and recommending solutions that deliver value to stakeholders.”

 
Bạn biết gì về Business Analysis – Phân tích nghiệp vụ
 

Như vậy BA là người thực hiện sự thay đổi, bằng cách xác định nhu cầu và đưa ra giải pháp mang lại giá trị cho các bên liên quan. Ở đâu có vấn đề thì ở đó có BA, họ đề xuất giải pháp cho mọi vấn đề doanh nghiệp gặp phải. Công việc của BA sẽ được chia ra, BA trong 1 công ty dịch vụ “outsource” thì khác so với làm ở “client”. Khi làm ở công ty client thì sẽ nghiêng hẳn về ngành nghề của client, tức chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể (domain knowledge).

Làm BA ở client thì phải hiểu rất rõ về khách hàng của mình, hiểu rõ quy trình, nghiệp vụ trong công ty. Requirement có thể cũng sẽ rõ ràng hơn. Nhưng quan trọng nhất là phải tự trả lời được câu hỏi tại sao lại có requirement này. Nên công việc chủ yếu xoay quanh giải pháp, phạm vi công nghệ nhiều hơn, và có thể cảm thấy hàm lượng IT hơi nhiều so với BA “nhà người ta”.

Tuy nhiên, mỗi vai trò BA thì sẽ có phạm vi công việc khác nhau. Người thì chủ yếu giải quyết ở tầng high level (tầng manager, C-levels). Người thì chuyên về system hoặc chỉ tập trung làm requirement, hoặc database. Cho nên mức độ đụng tới coding và mức độ tương tác với khách hàng cũng khác nhau.

Cụ thể ở Việt Nam, số lượng các bạn BA tập trung nhiều nhất vẫn là các doanh nghiệp sản xuất và gia công phần mềm với tên gọi IT Business Analyst. Bao gồm 2 mảng là “non-IT-BA” và “IT BA”. Vậy “non IT BA” và “IT BA” có gì khác nhau? Nếu ở các công ty ‘non-tech’ thì vị trí này có thể kiêm nhiệm nhiều thành phần từ các bộ phận là sales hay marketing hay thậm chí là nhân sự được giao nhiệm vụ của BA. Còn IT BA là thành phần chủ yếu hiện nay. Chủ yếu sẽ tập trung ở mảng là triển khai ERP (giải pháp quản trị nguồn lực) hay CRM (giải pháp quản trị quan hệ khách hàng) hay các công ty Outsource lớn, và tất nhiên họ là cầu nối giữa vấn đề khách hàng từ bên ngoài đến bộ phận triển khai dự án bên trong (chủ yếu là những “dev guys” với ngôn ngữ thiên về công nghệ) nên khó có thể trực tiếp diễn trao đổi, hiểu được vấn đề khách hàng và đề xuất giải pháp.

Bạn đã hiểu đúng bản chất của Business Analytics — Phân tích dữ liệu kinh doanh chưa?

Business Analytics: Trọng tâm công việc như cái tên nói lên tất cả đó là đi vào phân tích dữ liệu kinh doanh, phát hiện ra những insight trong kinh doanh để đưa ra quyết định. Chính vì vậy ngành này cần đào tạo chuyên sâu vào kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, data từ kinh doanh và phương pháp ra quyết định dựa trên các phân tích đó.

Sử dụng các ứng dụng công nghệ (tools) và các phương pháp phân tích để xử lý dữ liệu, diễn giải bằng biểu đồ, sơ đồ cho các bên liên quan, từ đó đề xuất quyết định nhằm mục đích cuối cùng là phát triển, tăng doanh thu của công ty. Vị trí này chủ yếu tập trung tại các công ty đã vận hành ổn định hoặc công ty lớn, nhằm xử lý dữ liệu và đề xuất giải pháp, phương hướng phát triển kinh doanh.

Hãy để ví dụ dưới đây làm rõ hơn câu nói ở trên:

Giả sử bạn là người đứng đầu của một công ty sản xuất thiết bị di động và được yêu cầu nghiên cứu để cho ra mắt một chiếc điện thoại mới. Bây giờ, bạn sẽ phải làm gì? Chúng ta hãy liệt kê các công việc cần làm thành một danh sách được miêu tả ở infographic dưới đây:

Thu thập dữ liệu về việc sử dụng điện thoại trong vòng 5 năm qua
 
Nhiều người sẽ nói đến xử lý dữ liệu thì là Data Analysis, ta sẽ bàn tiếp sau. Để tổng kết về 2 khái niệm này ta có thể sử dụng bảng như sau:
 

So sánh function giữa Business Analysis vs Business Analytics

Liệu kiến thức về Business Analyst mà bạn được biết đã chính xác hay chưa?

Ngoài một số kiến thức vô cùng rõ ràng mà bạn đã biết trên các phương tiện truyền thông, Business Analyst còn được biết đến là một thuật ngữ chung cho cả Business Analysis & Business Analytics.

Hãy nhìn vào mô tả công việc (JD – Job Descriptions) của Business Analyst, bạn sẽ nhận ra một điều rằng thông tin về nó rất rộng, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, yêu cầu cụ thể của mỗi công ty trong lĩnh vực đó mà nghề Business Analyst sẽ ý nghĩa khác nhau

 
Những kỹ năng mà nhất thiết Business Analyst phải có
 
Qua những ví dụ trên ta thấy rằng Business Analytics chủ yếu được dùng để phân tách, phân cụm và phân loại dữ liệu tương tự sau đó tìm mối quan hệ giữa chúng và ý nghĩa trong đó. Ngoài ra, vì số liệu thống kê và dữ liệu lớn nên phạm vi của nó bị giới hạn trong các lĩnh vực và ngành công nghiệp mà có sẵn dữ liệu trước đó. Tuy nhiên, Business Analysis thì phổ biến trong cách tiếp cận và ứng dụng và vì nó hoạt động trên một tập các quy trình được xác định trước. Nên nó phù hợp rộng rãi để giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau thuộc các ngành công nghiệp khác nhau.
 
Khoá học “Phân tích nghiệp vụ phần mềm cơ bản” & “Phân tích nghiệp vụ phần mềm nâng cao” tại trung tâm tư vấn và đào tạo BAC sẽ giúp bạn cải thiện công việc của mình cho nhiều lĩnh vực khác. Nếu cần tư vấn về khoá học, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 090310768 hoặc Email: info@bacs.vn để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất bạn nhé!
 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post