Tiếp tục bài viết trước đó về vai trò của BA và PO, BAC đã thực hiện tiếp phần 2 mang tên “BA và PO phối hợp trong dự án”. Tại bài viết này, BAC sẽ chỉ ra các công việc mà BA và PO có thể cùng nhau thực hiện. Đồng thời, mô tả các mô hình làm việc mà bạn có thể áp dụng trong dự án của mình.
1. Các công việc mà BA và PO có thể cùng nhau thực hiện
- Xác định vấn đề,
- Xác định nhu cầu khách hàng có hợp lý không,
- Xác định các mức độ ưu tiên,
- Xác định giải pháp tốt nhất,
- Xác thực nhu cầu đã được đáp ứng,
- Đưa ra quyết định,
- Xác định ngữ cảnh, …
Để có thể hoàn thành dự án, đưa ra những giải pháp tốt nhất cho tất cả các bên, thì trên là những công việc mà BA và PO có thể cùng nhau ngồi lại, bàn bạc và thực hiện. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao BA và PO có thể cùng nhau phối hợp những công việc trên và điều này có trùng lặp nhau hay không? Liệu dự án nào cũng có yêu cầu đầy đủ sự có mặt của 02 vai trò này?
Hầu hết các dự án liên quan đến phần mềm đều có 3 khía cạnh: chuyên môn về chủ đề, yêu cầu phần mềm và thiết kế, và cách thức triển khai giải pháp. Vậy nên, PO là người có kiến thức về vấn đề, doanh nghiệp hơn BA, còn BA sẽ có kiến thức về các yêu cầu (requirements) và kinh nghiệm đưa ra cách giải quyết. Các vấn đề và cách giải quyển trong thời đại chuyển đổi số hiện nay khá phức tạp. Nó đòi hỏi khá nhiều về việc lắng nghe quan điểm, đóng góp từ phía khách hàng đến với các khía cạnh kỹ thuật để tìm ra cách phát triển các dự án phù hợp. Vậy nên sẽ rất lý tưởng khi BA và PO phối hợp cùng nhau. Ngoài ra, khi 2 vai trò này cùng nhau hợp tác, họ có thể cân bằng và giảm tối đa các khoảng cách giữa các yêu cầu. BA sẽ đảm bảo về các câu hỏi cần thiết nên hỏi và PO sẽ cung cấp câu trả lời, cũng như quyết định cần thiết cho cả dự án.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bất cứ dự án nào cũng yêu cầu có sự tham gia đầy đủ của 2 vai trò này.
2. Vị trí thường gặp của PO và BA trong các nhóm trong dự án:
Trong các dự án truyền thống, chúng ta thường thấy BA sẽ nhận yêu cầu từ PO hoặc PM (Project Manager), đề xuất và chốt giải pháp, sau đó sẽ chuyển yêu cầu đến đội ngũ kỹ thuật. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận truyền thống và không đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong mô hình Agile. Vậy thì, chúng ta nên xây dựng vị trí của BA và PO trong các nhóm dự án như thế nào để đạt hiệu quả và kết quả tốt đẹp cho dự án?
2.1 PO như là cầu nối
Đây chính là một mẫu vai trò điển hình của người PO. PO thường được xem như là cầu nối giữa doanh nghiệp với đội ngũ phát triển. Điều này được thể hiện rõ ràng trong sơ đồ “PO với tư cách là cầu nối” bên dưới.
Như chúng ta thường gặp, PO được xem là một cầu nối trực tiếp và tận tâm giữa doanh nghiệp và đội ngũ phát triển. Khi vai trò này được thực hiện đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý các backlog hiệu quả, thậm chí vượt ngoài mong đợi.
2.2 BA như người trung gian với PO
Một tình huống mà chúng ta cần tránh đó là BA đóng vai trò như người trung gian giữa doanh nghiệp và đội ngũ phát triển, như hình bên dưới:
Sự kết nối và truyền thông tin giữa doanh nghiệp và đội ngũ phát triển có thể bị thu hẹp khi chỉ thông qua trực tiếp người BA. Nhìn về mặt tích cực: BA đóng vai trò là là người biên – phiên dịch giữa doanh nghiệp và nhóm kỹ thuật (hoặc ngược lại). Họ được đào tạo về kỹ năng quản lý các yêu cầu và kết hợp các công cụ phần mềm liên quan. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc được đề cập đến ở “Agile Manifesto” đó là “Business people and developers must work together daily throughout the project.” – tạm dịch: “Doanh nghiệp và nhà phát triển phải làm việc cùng nhau mỗi ngày trong suốt dự án”. Lý do của nguyên tắc này là gì? Đó là vì sự đa dạng của các yêu cầu, các vấn đề ưu tiên giải quyết của doanh nghiệp sẽ được phát sinh trong quá trình tương tác hàng ngày. Một người BA được thêm vào sẽ giống một tấm màn lọc, làm giảm luồng thông tin đến với nhóm kỹ thuật, cũng như làm loãng các tin nhắn trong quá trình truyền đạt thông tin và thực hiện sản phẩm.
2.3 BA như người PO được uỷ quyền
Trong trường hợp vị trí PO không có ai nắm, hoặc khá rời rạc. Lúc này, BA được chỉ định vào vai trò của PO. Vấn đề ở đây là trong khi một BA có thể giỏi trong việc quản lý backlog nhưng đấy không phải là một sự bổ sung đầy đủ, vượt ngoài lợi ích của Backlog như đã đề cập ở trên. Điều này bao gồm:
- Người giới thiệu nội bộ công ty đến với các bên liên quan khác
- Cổng liên kết đến với các nguồn tài trợ khác
- Doanh nghiệp thường “bào chữa” cho các vấn đề của dự án.
Và đôi khi, có thể cũng là những thách thức về quyền hạn trong nhóm. Các thành viên trong đội ngũ phát triển thường hiếm khi đặt câu hỏi hoặc ngó lơ những nghiệp vụ ưu tiên từ phía PO (đại diện cho doanh nghiệp), nhưng điều này có thể xảy ra khi BA đóng vai trò của PO, dẫn đến xích mích trong các nhóm.
2.4 Một giải pháp tốt hơn: “BA với tư cách là Người hỗ trợ PO”
Khi BA đóng vai trò hỗ trợ PO, nhưng không phải là người trung gian, BA có thể giúp đỡ trong các công việc như: chia nhỏ các câu chuyện, đảm bảo các quy tắc kinh doanh được chỉ ra. Họ còn có thể hỗ trợ đảm bảo các nguyên tắc nghiệp vụ, yêu cầu về giao diện, yêu cầu phi chức năng được đáp ứng. BA cũng có thể tạm thời đại diện để trả lời các câu hỏi từ nhóm phát triển khi PO không có mặt, nhưng luôn hiểu rằng PO có quyền tối cao.
Tóm lại, một BA tốt cũng có thể giúp PO tăng tốc việc nghiên cứu các hoạt động quản lý backlog và các công cụ bằng cách huấn luyện họ. Tuy nhiên, khi vai trò BA và PO có trùng trùng nhau, điều này không có nghĩa là vai trò này giống nhau và có thể thay thế cho nhau. Về mặt lý thuyết, thật lý tưởng khi nhóm dự án tìm được cả người PO và BA giàu kỹ năng và cá tính. Nếu không được như mong muốn, nhóm dự án vẫn có thể tìm một người PO tạm, được thay thế bởi BA với vai trò hỗ trợ. Đó là một sự thật tuyệt vời về con người và dự án, vượt ngoài những ý nghĩa cơ bản trong việc xác định điều gì là tốt nhất hoặc hậu quả của việc thay đổi này là gì? Đối với môi trường Agile, chúng ta có thể nhanh chóng đánh giá được các thử nghiệm và thay đổi này có hiệu quả như thế nào.
Hy vọng bài viết cũng như các biểu đồ trên sẽ cung cấp thông tin cho bạn trong việc trò chuyện với các bên liên quan và quyết định dùng người tốt nhất dựa trên các đặc điểm của tổ chức và dự án. Từ đó, bạn có thể kiểm thử các vai trò, điều chỉnh phương pháp tiếp cận phù hợp dựa trên những các quả thu được.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm đọc các bài viết hữu ích khác tại Blog của BAC, cũng như tham khảo thêm các khóa học về BA và PO hiện có tại BAC nhé:
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.
Ban biên tập nội dung – BAC