BA và PO có giống nhau không? Phân biệt giữa hai vai trò

“BA có giống … không?”, “… có giống một người BA được “level-up” không?”, “BA hay … thì lương sẽ cao hơn?”,… Để điền vào các chỗ trống đó, bạn có khá nhiều sự lựa chọn. Ở bài viết này, BAC sẽ chọn từ khóa “PO – Product Owner” để điền vào các chỗ trống. Hãy cùng BAC tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích, cũng như hiểu chính xác hơn về vai trò trọng tâm của BA và PO nhé. 

Tuy nhiên, bài viết này không đề cập đến bất cứ vai trò hay chức năng của BA hay PO trong bất kỳ công ty nào ở Việt Nam cả. Lý do là vì đối với một số công ty, các chức danh này không phải luôn luôn “chuẩn” theo kiến thức chung.
 
 
“BA và PO có giống nhau không?” Đây thật sự là một chủ đề gây tranh cãi vì vai trò của BA khá đa dạng và trùng lặp với vai trò của PO. Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên, hãy tìm hiểu định nghĩa của PO và BA nhé.
 
1. Product Owner
1.1 PO là gì?
PO là viết tắt của Product Owner, tạm dịch là: Người sở hữu sản phẩm. Để phân biệt giữa người BA và PO, chắc chắn một điều là chúng ta phải hiểu rõ về định nghĩa và vai trò của một PO. Định nghĩa “Product Owner” được bắt nguồn từ Scrum đầu tiên. Sau đó, định nghĩa về PO được sử dụng ngoài Scrum trong các mô hình Agile khác. Đây là người chịu trách nhiệm tối đa hóa giá trị của sản phẩm và công việc của đội ngũ phát triển sản phẩm (development team). Điều này bao gồm cả việc quản lý các product backlog, giải quyết những vấn đề liên quan đến sản phẩm và chịu trách nhiệm với người dùng (end-user), cũng như việc cải tiến và phát triển sản phẩm.
 
1.2 Vai trò của PO
Các công việc chính (thường gặp) của một người PO có thể kể đến như:
  • Là người đại diện cho phía doanh nghiệp/ khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm với các nhà tài trợ.
  • Truyền đạt kỳ vọng của khách hàng.
  • Tạo sự đồng thuận của người dùng và doanh nghiệp.
  • Phân tích thị trường (market analysis) như phân tích nhu cầu và sự sẵn có của sản phẩm trong khu vực,… Việc phân tích thị trường có thể chỉ ra nhu cầu hoặc phân khúc khách hàng đang được phục vụ kém, xu hướng tiềm năng,…
  • Thực hiện phân tích cấp độ doanh nghiệp (enterprise analysis) về điểm mạnh, điểm yếu, vị trí trên thương trường, đánh giá cơ hội có xứng đáng để doanh nghiệp theo đuổi và đầu tư,…
  • Đưa ra tầm nhìn lộ trình sản phẩm (product vision and roadmap): tổng quan cấp cao về việc sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu gì, tiến trình ra mắt, các phiên bản phát hành / cập nhật trong tương lai,…
  • Đưa ra chiến lược thị trường giúp sản phẩm được tiếp cận thành công như xây dựng thông điệp tiếp thị, kênh bán hàng, truyền thông, phương thức quảng cáo,… Công việc này đòi hỏi PO phối hợp với đội tiếp thị và bán hàng (Sales and Marketing) và đội truyền thông sản phẩm (communication team).
  • Quản lý các tính năng của sản phẩm (product features), bao gồm:

    • Quản lý kỳ vọng của các bên liên quan (stakeholder expectations): Nhu cầu của các bên liên quan và nhu cầu thị trường được phân tích và thực hiện ưu tiên dựa trên mức đầu tư cần thiết, mức độ quan trọng của tính năng và ROI dự kiến.
    • Có thẩm quyền về nội dung và trình tự, sắp xếp thứ tự trong product backlog để đạt được mục tiêu và kết quả tốt nhất: Đây là giai đoạn mà chủ sở hữu sản phẩm ưu tiên các tính năng của sản phẩm dựa trên tầm nhìn sản phẩm, kỳ vọng của các bên liên quan và lộ trình. Tại đây, PO sẽ làm việc chặt chẽ với các bên liên quan và BA trong việc cung cấp thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.
    • Quản lý Product Backlog: Việc quản lý Product Backlog thành công không những đảm bảo các sprint được hoàn thành nhanh chóng. Product Backlog sử dụng mức độ ưu tiên cho các câu chuyện dựa trên phân tích ROI và mức độ quan trọng của các tính năng, từ đó nhóm và kế hoạch được thành lập. PO cần đảm bảo rằng các đầu công việc (product backlog) có thể nhìn thấy rõ ràng và minh bạch cho tất cả mọi người. Từ đó, thành viên trong nhóm đều biết được mình sẽ phải làm gì đầu tiên và tiếp theo.
    • Quản lý tiến độ lặp lại tổng thể: PO xem xét từng lần lặp lại để đảm bảo rằng mức độ ưu tiên phù hợp được thực hiện khi lập kế hoạch cho các câu chuyện trong lần lặp lại. PO cũng xem xét lần lặp lại sau khi kết thúc để đảm bảo rằng các phản hồi và học hỏi từ lần lặp trước được kết hợp trong lần lặp tiếp theo. Có thể có những thay đổi đối với kế hoạch ban đầu dựa trên nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi của thị trường hoặc các yêu cầu / quy định mới,… PO làm việc chặt chẽ với BA để phân tích tác động nếu có sự thay đổi về mức độ ưu tiên hoặc nếu có yêu cầu mới phát sinh.
Product Owner thường là người giao tiếp chính giữa các bên liên quan (stakeholders). Trong trường hợp mà người PO không thể có tất cả các câu trả lời, họ sẽ giúp nhóm của mình tiếp cận với các chuyên gia trong ngành liên quan đến dự án để những người “đồng đội” của họ có được càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt. Thậm chí, PO còn như một người “đồng minh” mạnh mẽ giúp gỡ bỏ các rào cản mà các bên hợp tác có thể gặp trong quá trình làm việc. Thêm vào đó, vì PO đại diện cho phía doanh nghiệp, PO sẽ có hai sức mạnh sau đây:
  • Khi PO đồng ý với một yêu cầu (requirement) nào đó, điều này có nghĩa gần giống như doanh nghiệp và khách hàng đang đứng cùng phía với đội ngũ phát triển.
  • Khi PO muốn đưa ra một yêu cầu nào đó, họ có thể rõ ràng và thẳng thắn trình bày dựa vào phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đại diện.
Chính những điều trên đôi khi đã thuyết phục mọi người tin rằng: “BA không thể nào thực hiện thành công vai trò của PO được”. Bạn có đồng ý với ý kiến trên không? Liệu rằng, một người BA có thể giúp lấy đầy khoảng trống của người PO vắng mặt trong dự án không?…
 
2. Business Analyst
2.1 BA là gì?
BA là viết tắt của Business Analyst, tạm dịch là: Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ. Ở các dự án Agile, BA thường được định nghĩa như PM (Project Managers). Thậm chí, một số người cho rằng vai trò của cả BA và PM đều không cần thiết. Cụ thể, Scrum Guide đã phát thảo cách tiếp cận Scrum và chỉ mô tả về 03 vai trò lần lượt là: Scrum Master, Product Owner và Đội ngũ phát triển (Development Team). Thậm chí, nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn mô tả của  Scrum Guide cho vai trò của Đội ngũ phát triển cũng không tìm thấy bất kỳ đề cập nào đến BA, hay thậm chí là công việc phân tích. 
 
Tuy nhiên, bạn có thể tự tìm hiểu, gần như tất cả các tổ chức đều đồng ý rằng: “Good BAs are great assets for any team, be it plan-driven, agile or hybrid” (tạm dịch: Người BA tốt chính là tài sản quý giá cho bất kỳ đội nhóm nào, có thể là theo kế hoạch, Agile, hoặc kết hợp)
 
2.2 Vai trò của BA
Những công việc mà một người BA sẽ làm (khác với phải làm) là chịu trách nhiệm cung cấp các giải pháp (solutions) cho yêu cầu từ các bên liên quan. Cụ thể có thể kể đến như:
  • Khơi gợi yêu cầu (elicit).
  • Phân tích yêu cầu (analyze).
  • Tham dự các cuộc họp, các buổi workshop (communicate). Tại đây, BA làm rõ chi tiết các yêu cầu với các bên liên quan. Việc đưa ra các yêu cầu cũng như chi tiết hóa là một trong những trách nhiệm chính của BA, liên quan đến các tương tác thường xuyên với các bên liên quan để lấy thông tin đầu vào.
  • Tài liệu hóa yêu cầu (documentize). BA trình bày chi tiết các yêu cầu theo nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan. BA dẫn dắt các yêu cầu chi tiết, các hướng dẫn yêu cầu và các buổi hội thảo như một phần của giai đoạn chi tiết câu chuyện. BA chịu trách nhiệm về các yêu cầu và tài liệu cũng như các yêu cầu phi chức năng. BA đưa ra các mô hình và các luồng dữ liệu làm nổi bật các quy tắc kinh doanh. Việc bổ sung các quy tắc kinh doanh và tiêu chí chấp nhận (acceptance criteria) cũng là một số nhiệm vụ quan trọng mà BA phải thực hiện.
  • Xác thực yêu cầu (validate).
  • Quản lý yêu cầu (manage requirements) và câu chuyện người dùng (user stories). BA ưu tiên các câu chuyện của người dùng theo nhu cầu của các bên liên quan và lộ trình sản phẩm. Điều này giúp thiết lập tốc độ phù hợp cho việc phân phối sản phẩm và giải pháp.
  • Phối hợp (coordinate) với đội ngũ phát triển để các yêu cầu và câu chuyện người dùng được phát triển. BA gần như là đầu mối liên hệ duy nhất (SPOC) trong dự án để nhóm có thể được giải đáp tất cả các câu hỏi của họ về các yêu cầu chức năng và phi chức năng.
  • Phân tích sự thay đổi. Mỗi có sự thay đổi trong câu chuyện người dùng hoặc yêu cầu, BA chịu trách nhiệm duy trì ma trận, xác định nguồn gốc và các yếu tố phụ thuộc trong việc thực hiện phân tích tác động. Lập bản đồ các yếu tố phụ thuộc là chìa khóa để đưa ra phân tích tác động và các thành phần bị ảnh hưởng.
  • Phối hợp chặt chẽ với PO trong quá trình thực hiện, quản lý các sprint, câu chuyện người dùng, epics, Product Backlog, phát triển các mô hình nêu bật các quy tắc kinh doanh, luồng dữ liệu. Rất quan trọng cho sự thành công của dự án là sự phối hợp ăn ý và tuyệt vời giữa người PO và BA.
Các BA thường có các kỹ năng khơi gợi các yêu cầu rất tốt, cùng với kinh nghiệm của mình, họ hiểu rõ các yêu cầu này cụ thể như thế nào. BA thường được đào tạo về phân tích kỹ thuật và thiết kế, do đó có thể giúp thực hiện các nhiệm vụ như chia các câu chuyện lớn thành các câu chuyện nhỏ hơn, lập mô hình quy trình công việc, mô hình hóa dữ liệu, làm rõ các quy tắc kinh doanhđảm bảo các yêu cầu phi chức năng cũng được giải quyết.
 
 
Họ chính là người giúp chúng ta hiểu doanh nghiệp và đảm bảo các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp. Ngoài ra, BA còn là cầu nối, giúp chuyển các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cho doanh nghiệp và ngược lại, tạo điều kiện cho các bên liên quan dễ dàng trao đổi. Nhờ có BA, dự án được đảm bảo xây dựng đúng sản phẩm và các yêu cầu không bị bỏ sót hoặc hiểu sai. Ngoài ra, thời gian trong các Sprint thường khá ngắn, BA trở nên quan trọng hơn để các nhóm duy trì hiệu quả và năng suất. Một người BA hiểu biết, sẵn sàng thích nghi và hỗ trợ ở những nơi cần sự trợ giúp sẽ luôn là một thành viên trong nhóm được hoan nghênh và đánh giá cao. Chính vì vậy, người BA tốt chính là tài sản quý giá cho bất kỳ đội nhóm nào!!
 
Thế thì, BA và PO khác nhau như thế nào??
 
 
3. BA và PO khác nhau như thế nào? 
Tất nhiên, BA và PO đều đòi hỏi những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm tương tự. Thậm chí, ở một vài công ty, dù tuyển dụng BA nhưng họ làm công việc của PO, hoặc làm công việc của BA nhưng lại được gọi là PO?! Việc đào tạo và các kỹ năng của một BA điển hình đủ điều kiện để họ đảm nhận hầu hết các chức năng quản lý tồn đọng của một PO. Tuy nhiên, BA thường mang lại các giá trị thiên về dự ánkỹ thuật hơn. Trong khi đó, PO tập trung vào chiến lược kinh doanh và khách hàng của doanh nghiệp. Các vai trò và kỹ năng trùng lặp này được thể hiện trong biểu đồ Venn dưới đây:
 
 
Tạm dịch:
 
 
Chúng ta lưu ý ở các chữ “thường là” và “có thể là”. Con người rất thông minh, nhẹn bén, đa dạng, phức tạp. Đồng thời, họ dễ dàng thích nghi với các môi trường khác nhau. Chúng ta có thể thay đổi công việc từ vai trò kinh doanh sang kỹ thuật và ngược lại. Đôi khi, chúng ta sẽ gặp các PO rất rành về mặt kỹ thuật và các BA rất hiểu biết về mặt kinh doanh. Nếu bạn làm việc đủ lâu với một nhóm hoặc đơn vị thì việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng là điều bình thường. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành một thành viên lý tưởng mà nhóm dự án luôn cần. Tính cách và kỹ năng mềm phù hợp với công việc là rất quan trọng.
 
BAC hy vọng bây giờ thì các bạn có thể hiểu rõ hơn về vai trò của BA và PO. Mời các bạn đón đọc bài viết BA và PO phối hợp hoàn thiện do Ban Biên tập nội dung của BAC thực hiện trong thời gian sắp tới nhé.
 
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm đọc các bài viết hữu ích khác tại Blog của BAC, cũng như tham khảo thêm các khóa học về BA và PO hiện có tại BAC nhé:
Nguồn tham khảo:
 

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Ban biên tập nội dung – BAC

 

Previous Post
Next Post