Áp dụng mối quan hệ many-many trong Power BI Desktop (Phần 2)

Nếu bạn chưa biết đến công dụng của mối quan hệ many-many trong Power BI Desktop hãy xem lại phần đầu tiên của bài viết ngay dưới đây. Trong phần này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng mối quan hệ này thay cho các giải pháp cũ trước đây và những giới hạn trong phương pháp mới này.

Tham khảo: Áp dụng mối quan hệ many-many trong Power BI Desktop (Phần 1)

1. Sử dụng mối quan hệ many-many

Với sự ra mắt của phiên bản Power BI Desktop vào tháng 7 năm 2018, bạn có thể liên kết trực tiếp các bảng như là cách mà chúng ta đã mô tả trong phần 1 của bài viết. Cài đặt này chỉ ra rằng không có bảng nào chứa các giá trị duy nhất, đối với các mối quan hệ như vậy, bạn vẫn có thể kiểm soát bảng nào lọc bảng kia hoặc áp dụng lọc hai chiều.

Trong Power BI, cardinality mặc định là many-many khi nó xác định không bảng nào chứa giá trị duy nhất cho các cột mối quan hệ. Trong những trường hợp như vậy, một thông báo cảnh báo xác nhận rằng bạn muốn thiết lập một mối quan hệ và thay đổi không phải là tác động ngoài ý muốn của vấn đề dữ liệu.

Ví dụ, khi bạn tạo một mối quan hệ trực tiếp giữa CityData và Sales – nơi các bộ lọc sẽ chuyển từ CityData sang Sales – Power BI Desktop hiển thị hộp thoại Edit relationship:

Kết quả view Relationship sẽ hiển thị mối quan hệ trực tiếp, many-to-many giữa hai bảng. Sự xuất hiện của bảng trong danh sách Fields và hành vi sau này của chúng khi trực quan được tạo, tương tự như khi chúng ta áp dụng các giải pháp thay thế đã nhắc đến trong phần trước. Trong giải pháp thay thế, bảng bổ sung hiển thị dữ liệu State sẽ không hiển thị. Như mô tả trước đó, một hình ảnh biểu diễn dữ liệu State, Population và Sales sẽ được hiển thị:

Sự khác biệt chính giữa mối quan hệ many-many và many-1 là:

  • Giá trị được hiển thị không bao gồm hàng trống chiếm các hàng không khớp trong bảng khác. Ngoài ra, các giá trị không tính đến các hàng mà cột được sử dụng trong mối quan hệ trong bảng khác là rỗng.
  • Bạn không thể dùng hàm RELATED(), bởi vì có thể có nhiều hàng liên quan.
  • Sử dụng hàm ALL() trên một bảng không xóa bộ lọc được dùng trên các bảng khác, các bảng được liên kết bằng mối quan hệ many-many. Trong ví dụ trước, một measure được xác định hiển thị ở đây sẽ không xóa bộ lọc trên các cột trong bảng CityData có liên kết.

Một hình ảnh hiển thị dữ liệu State, SalesSales total như sau:

Với những khác biệt trước đó, hãy chắc chắn rằng các phép tính sử dụng ALL(<Table>), như % của tổng số (grand total) sẽ trả về kết quả dự kiến.

2. Hạn chế và cân nhắc

Có một vài giới hạn còn tồn tại trong phiên bản của mối quan hệ many-many và composite models.

Không thể sử dụng các nguồn kết nối trực tiếp (Live Connect) đa chiều (multidimensional) dưới đây cho composite models:

  • SAP HANA
  • SAP Business Warehouse
  • SQL Server Analysis Services
  • Power BI datasets
  • Azure Analysis Services

Khi bạn kết nối với các nguồn đa chiều này bằng cách dùng DirectQuery, bạn không thể kết nối với một nguồn DirectQuery khác hoặc kết hợp nó với dữ liệu đã nhập.

Các hạn chế hiện có của DirectQuery vẫn áp dụng khi bạn dùng mối quan hệ many-many. Nhiều hạn chế hiện có trên mỗi bảng, tùy thuộc vào chế độ lưu trữ của bảng. Ví dụ, một calculated column trên một bảng được nhúng (import) có thể tham chiếu đến các bảng khác. Tuy nhiên, một calculated column trên một bảng DirectQuery vẫn chỉ có thể tham chiếu đến các cột trên cùng bảng.

Các giới hạn khác áp dụng cho toàn bộ mô hình nếu bất kì bảng nào trong mô hình là DirectQuery. Ví dụ, các tính năng QuickInsight và Q&A không khả dụng trên một mô hình nếu bất kì bảng nào trong đó có chế độ lưu trữ DirectQuery.

Như vậy chúng ta đã đi qua chủ đề áp dụng mối quan hệ many-many trong Power BI Desktop. Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhấp sẽ được cập nhật thường xuyên tại website bacs.vn và tham gia khóa học Power BI tại BAC để trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về phân tích và trực quan dữ liệu.

Nguồn tham khảo:

https://docs.microsoft.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo: 

Các bài viết liên quan Power BI: 

    Các bài viết liên quan: 

    • TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
    • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
    • Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây

    BAC – Biên soạn và tổng hợp nội dung

     

    Previous Post
    Next Post