Trong những năm gần đây, Business Intelligence (BI) đã trải qua những thay đổi đáng kể, tạo nền tầm ảnh hưởng lớn với các doanh nghiệp, nhờ vào những lợi ích được thêm vào từ AI, học máy, NLP và đám mây.
Business Intelligence ngày càng phát triển và quan trọng hơn
BI chưa chết và hoàn toàn chưa bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo (AI). Thực tế, BI vẫn đang sống tốt, ngày càng dễ sử dụng, mở rộng ra cho nhiều nhân viên sử dụng hơn, chuyển sang đám mây, được nhúng vào các bộ phần mềm ERP và CRM rộng hơn và hiện nó đã bao gồm cả AI và học máy.
Theo số liệu thị phần từ năm 2020 của IDC, tổng thị trường phân tích và kinh doanh thông minh đạt 192 tỷ đô la, bất chấp những biến động kinh tế liên quan đến đại dịch. Trong tương lai, sự tăng trưởng BI sẽ còn tiếp tục khi các doanh nghiệp tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số và cách sử dụng dữ liệu thông minh hơn để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Những người dẫn đầu thị trường là các công ty đứng đầu trong ngành như Microsoft, SAP, Salesforce, IBM, SAP. Mặt khác, những người dẫn đầu đó chỉ chiếm khoảng 60% thị trường, vì thế, vẫn còn rất nhiều chỗ cho những nhà đổi mới như ThoughtSpot và Alteryx.
Tuy nhiên, BI vẫn tồn tại và nhiều người cho rằng nó không thật sự cần thiết. Vấn đề đối với BI là nó quá khó để những lao động bình thường có thể sử dụng, nó đưa ra các báo cáo lạ mắt và cung cấp những dashboard nhiều màu sắc không giúp các nhân viên giải quyết những vấn đề trong thế giới thật. Bên cạnh đó, BI còn yêu cầu nhiều công việc chuẩn bị trước đó như tạo danh mục dữ liệu, xây dựng kho chứa dữ liệu,…
Carsten Bange, nhà sáng lập và CEO của BARC Research Center nói rằng: “Trước đại dịch, BI được xem như một công nghệ kế thừa mà trong nhiều trường hợp, nó không đáng để đầu tư.” Điều này đã “hoàn toàn thay đổi” Bange nói. Những kết quả khảo sát mới nhất cho thấy các công ty đang dần chuyển sự chú ý của họ đến BI một lần nữa, vì họ nhận ra rằng mình cần hiểu nhiều hơn về chuỗi cung ứng, sự thay đổi nhanh chóng của hành vi khách hàng và quy trình kinh doanh của họ.
“Phân tích dựa trên khoa học dữ liệu là ưu tiên hàng đầu” trong số các công ty được khảo sát trong báo cáo BI and Analytics Trend Monitor 2021 của BARC, ông nói thêm.
Dưới đây là một số xu hướng chính trong BI của năm 2022 và hơn thế nữa.
1. AI và học máy mang đến nhiều tính năng thú vị
Xu hướng quan trọng nhất trong BI chính là việc tích hợp AI và học máy. “Một kỷ nguyên mới của phân tích tăng cường” đã bắt đầu, nhà phân tích Dan Vesset của IDC tuyên bố. “Chức năng phân tích hỗ trợ AI là cần thiết để mang phần mềm BI thế hệ mới này đến với các công chúng vẫn còn sơ khai nhưng các xu hướng lịch sử cho thấy cần ít nhất 10 năm để thế hệ phần mềm BI này được áp dụng phổ biến”.
Sự tích hợp AI và học máy đã mở ra kỷ nguyên mới của phân tích
Boris Evelson, một nhà phân tích Forrester Research, cho biết thêm rằng: BI tăng cường (BI cổ điển được tăng cường AI) có tiềm năng để “biến những người dùng doanh nghiệp bình thường thành những công dân khoa học dữ liệu”. Mục tiêu là cho phép các nhà khoa học phi dữ liệu thực hiện dự báo, phân tích dự đoán, phát hiện bất thường và các chức năng liên quan đến BI khác “chỉ bằng một cú nhấp chuột”, theo Evelson.
Ngoài ra, hệ thống học máy có thể chạy trong nền và giải quyết các vấn đề “không biết những gì bạn không biết”. Hệ thống học máy có thể xác định các mẫu thú vị trong dữ liệu và cảnh báo người dùng cuối theo cách không bao giờ có thể thực hiện được.
Bange nói thêm: “Phân tích tăng cường mô tả các tính năng bổ sung khả năng của con người với công nghệ học máy để kết hợp giải quyết vấn đề sáng tạo với khả năng nhận dạng mẫu vô song để tận dụng tối đa cả hai thế giới. Mục tiêu chính là làm cho phân tích và BI dễ sử dụng hơn, để giảm rào cản gia nhập đối với người dùng bình thường và đồng thời tăng hiệu suất và hiệu quả của người dùng thành thạo”.
2. Chấp nhận sự gia tăng của đám mây sau đại dịch
Việc sử dụng phần mềm BI trên nền tảng đám mây là một xu hướng trong thời gian khá dài nhưng chắc chắn đã tăng tốc do ảnh hưởng từ đại dịch đã buộc các nhân viên phải làm việc từ xa và ngành IT phải cung cấp quyền truy cập từ xa cho các ứng dụng kinh doanh quan trọng.
Công nghệ đám mây ngày càng phổ biến
Bange nói rằng: 50% các triển khai BI mới được thực hiện trên đám mây, điều này đã thể hiện sự gia tăng đều đặn qua từng năm. Các ưu điểm của BI dựa trên nền tảng đám mây bao gồm khả năng truy cập cho người dùng từ xa, tính mở rộng, tính đàn hồi và tốc độ triển khai. Ngoài ra, khi các công ty trở nên thoải mái hơn trong việc di chuyển các tập dữ liệu lớn trên đám mây cho mục đích sao lưu và chạy các ứng dụng, họ có thể chuyển kho dữ liệu và phân tích dữ liệu sang đám mây. “Các nhà lãnh đạo phân tích thích đưa phân tích vào dữ liệu chứ không phải ngược lại”, Bange nói.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Vẫn còn rất nhiều xu hướng quan trọng sẽ được BAC tiếp tục trong phần thứ hai, các bạn đừng quên đón đọc.
Tham khảo: 7 xu hướng Business Intelligence (BI) cho năm 2022 (Phần 2)
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC