7 lưu ý giúp bạn xây dựng một chiến lược BI thành công (Phần 1)

Thuật ngữ BI (Business Intelligence) thật sự là một cơn sốt trong thời gian vừa qua. Nếu bạn chưa biết về BI hãy tham khảo bài viết dưới đây trước khi tiếp tục. Nội dung lần này, BAC muốn đề cập đến những khía cạnh khác cũng quan trọng không kém.

Tham khảo: BI là gì?

Với sự phát triển “chóng mặt” của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, BI được xem là chìa khóa thành công cho tất cả mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô. Việc ứng dụng BI mang đến cho doanh nghiệp những lợi thế vượt trội. Tuy nhiên, không vì thế mà nó chỉ gói gọn trong các công cụ hay một nền tảng công nghệ nhất định.

BI mang đến những công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp

Trong thực tế, công việc triển khai công nghệ có thể được xem là đơn giản nhất, theo Boris Evelson phó chủ tịch kiêm phân tích chính của Forrester Research. Cũng theo ông, thách thức thực sự chính là có được các bộ phận nhân sự và quy trình phù hợp.

Vì thế, thay vì chỉ tập trung vào các công cụ và nền tảng công nghệ như hiện nay, doanh nghiệp nên dành nhiều thời gian để lựa chọn nhân sự và quy trình phù hợp với chiến lược BI. Ngoài ra, các chiến lược BI cần được phân chia thành nhiều phần nhỏ hơn để giải quyết quyền sở hữu và cải tiến liên tục.

Sau đây là 7 thành phần thiết yếu của bất kỳ chiến lược BI thành công nào, theo nhận định từ các chuyên gia BI.

1. Trao quyền sở hữu doanh nghiệp đối với BI

Những tổ chức trao quyền BI cho người dùng doanh nghiệp có tỉ lệ thành công cao hơn so với các tổ chức trao cho đội ngũ IT, Evelson nói. Điều này có nghĩa là bạn có thể nhúng BI vào các ngành nghề kinh doanh hoặc báo cáo hoạt động của BI cho giám đốc kỹ thuật hoặc giám đốc khách hàng.

Công nghệ BI ngày càng trực quan và dễ sử dụng

Mặc dù, sự phức tạp của các công nghệ BI thời kỳ đầu khiến đội ngũ IT phải đảm nhiệm nhiều chương trình nhưng giờ đây, các công cụ đã trực quan hơn và hoàn toàn có thể sử dụng bởi các người dùng doanh nghiệp. Từ đó, cho phép những người này chạy các truy vấn quan trọng với nhu cầu của họ.

Tương tự, tốc độ mà người dùng cần truy cập vào dữ liệu và thông tin chi tiết có được từ BI đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Người dùng doanh nghiệp ngày nay thường cần những thông tin hữu ích trong thời gian thực và việc chờ đợi IT viết báo cáo là không khả thi.

Từ đó, Evelson kết luận rằng quyền sở hữu IT có thể là một trở ngại chứ không phải là yếu tố để thúc đẩy sự thành công của BI.

2. Giám sát việc sử dụng BI và điều chỉnh khi cần thiết

Mặc dù doanh nghiệp nên sở hữu các sáng kiến BI nhưng IT vẫn phải giám sát và đánh giá việc sử dụng các hệ thống BI. Giải thích điều này, Evelson cho biết: “Thay vì đặt ra những rào cản, hãy theo dõi những gì họ đang làm, những nguồn dữ liệu họ đang truy cập, những công cụ mà họ đang sử dụng và cách họ sử dụng chúng”.

IT vẫn đóng một vai trò quan trọng khi triển khai BI

Như vậy, CIO (Giám đốc công nghệ thông tin) có thể đặt ra các ngưỡng trong quan hệ đối tác với những đơn vị kinh doanh. Ví dụ, CIO sẽ biết một nhà phân tích trong lĩnh vực tiếp thị đã tải xuống bao nhiêu dữ liệu và có sử dụng thành công hay không. Trong trường hợp có những khó khăn như số lượng người dùng tăng lên thì CIO sẽ là người đưa ra sự điều chỉnh cần thiết.

3. Xác thực

Theo Chris Hagans, Phó chủ tịch của tổ chức WCI Consulting, một công ty tư vấn tập trung vào BI cho biết các tổ chức có thể nhanh chóng sử dụng nhiều tính năng BI nhưng chất lượng vượt trội hơn số lượng.

Ông nói: “Tốt hơn là có ít thứ mà bạn tin tưởng hơn là có nhiều thứ bị nghi ngờ”.

Do đó, các tổ chức sẽ cần có một quy trình xác thực mạnh mẽ tập trung vào việc cho phép tất cả dữ liệu cần thiết để trả lời những truy vấn. Nó cũng sẽ ngăn dữ liệu có vấn đề xâm nhập vào hệ thống BI, để nó không tạo ra thông tin chi tiết bị lỗi. Ngoài ra, quá trình xác thực phải đủ nhanh để đáp ứng các yêu cầu cho những chức năng BI mới.

Hagans đặt trường hợp giả định khi có một công cụ BI tạo báo cáo về số liệu bán hàng. Nếu công cụ đó chỉ nhận dữ liệu doanh số bán hàng mà không tính số lượng mặt hàng bán ra bị trả lại thì thông tin cuối cùng sẽ thiếu chính xác.

Hơn nữa, việc xác nhận rất quan trọng, không chỉ để đảm bảo độ chính xác mà còn để loại bỏ những người hoài nghi. Bởi vì, chỉ cần một người nói rằng họ không tin tưởng vào dữ liệu là toàn bộ báo cáo sẽ mất đi hiệu lực. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên cả dự án và khiến các báo cáo trở nên vô giá trị.

Kết thúc phần đầu tiên tại đây, trong phần sau, chúng ta sẽ tiếp tục với 4 lưu ý còn lại. đừng quên đón đọc tại BAC’s Blog. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với các bạn, đặc biệt là những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực BI.

Tham khảo: 7 lưu ý giúp bạn xây dựng một chiến lược BI thành công (Phần 2)

Nguồn tham khảo:

https://www.cio.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung – BAC

Previous Post
Next Post