Dựa trên kinh nghiệm của bản thân khi làm việc với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong các tổ chức lớn cũng như nhỏ, sự thành công luôn luôn đến từ việc đưa ra quyết định đúng đắn vào thời điểm chính xác. Một số người tin rằng họ chỉ cần đưa ra quyết định theo trực giác và kinh nghiệm của bản thân, trong khi những người khác thì lại chỉ chăm chăm vào việc thu thập dữ liệu, thực hiện phân tích và hoàn toàn loại bỏ việc tin vào trực giác và kinh nghiệm. Nhưng thực chất, để đưa ra quyết định tốt nhất thì chúng ta cần phải cân bằng cả hai: trực giác và dữ liệu.
Dựa vào sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế của Christopher Frank, Paul Magnone và Oded Netzer – những giám đốc điều hành, nhà giáo dục dày dạn kinh nghiệm và tác giả của cuốn sách “Decisions over Decimals: Striking the Balance between Intuition and Information”, cùng với các bổ sung thêm của kí giả Martin Zwilling , bảy bước giúp bạn đưa ra các quyết định tốt hơn dựa vào sự cân bằng giữa trực giác và dữ liệu đã được tổng hợp theo bài viết sau.
1. Xác định lại mọi trường hợp và nhu cầu khi đưa ra quyết định về sự thay đổi.
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng vì mọi người thường gặp khó khăn khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, ngay cả khi tất cả các dữ liệu đã được rõ ràng. Bạn cần thể hiện rõ sự không hài lòng hay sự khó khăn khi không thể đưa ra quyết định, cũng như việc đưa ra một tầm nhìn rõ ràng về trạng thái lý tưởng nào đó. Giải quyết các yếu tố ngăn chặn việc bạn đưa ra quyết định và vạch ra lý do tại sao các quyết định đó cần phải được thực hiện ngay bây giờ.
Những trường hợp khó khăn nhất là khi mà trực giác của bạn nói với bạn rằng tuy bối cảnh thị trường còn mới và có rất ít dữ liệu định lượng nhưng bạn cần phải nhìn về phía trước – nơi mà có các cơ hội tăng trưởng mới. Đừng ngại ngần, hãy dựa vào trực giác của bạn trong trường hợp này.
2. Cung cấp sự rõ ràng tuyệt đối về kết quả mong muốn.
Hầu hết các nhóm và khách hàng nhanh chóng đưa ra kết luận về những lựa chọn mà họ không muốn, nhưng họ lại có quan điểm khác nhau về giải pháp tốt nhất. Bạn cần phải hình dung rõ ràng về một bức tranh thành công sẽ trông như thế nào và cẩn thận tránh phức tạp hoá một quyết định với quá nhiều dữ liệu hoặc quy trình, làm giảm tốc độ đi đến quyết định.
Một gợi ý quan trọng khác cho bước này là liên tục truyền đạt sứ mệnh và giá trị của công ty bạn đến tất cả các mối quan tâm của bạn. Những điều này sẽ cho bạn biết bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì và bạn sẽ đi đâu tiếp theo. Thật ngạc nhiên, có rất nhiều người khi đưa ra quyết định lại không để ý tới những điều này.
3. Làm rõ cách thức và nếu một quyết định phải được đảo ngược.
Hầu hết mọi người không thích đưa ra quyết định không thể đảo ngược, do hầu hết mọi hoạt động đều có nguy cơ thất bại và hậu quả tiềm ẩn lâu dài. Xác định những điểm chính trong quy trình mà các quyết định không thể hoàn tác được và cung cấp dữ liệu về thời điểm và liệu phạm vi của quyết định có thể được giảm xuống để có thể đảo ngược hay không.
4. Chia một quyết định lớn thành nhiều bước nhỏ hơn.
Những người ra quyết định có kỹ năng luôn chia nhỏ quyết định tổng thể thành các quyết định vi mô mà đòi hỏi ít thời gian xử lý hơn và/ hoặc có rủi ro thấp hơn. Đây có thể không phải là khoảng cách ngắn nhất giữa các điểm A và B, nhưng nó giống như điều khiển thuyền buồm theo hướng gió, bạn có thể xử lý dữ liệu mới, thay đổi mức độ ưu tiên và chuyển hướng các quyết định theo ý muốn.
5. Kết hợp mọi quyết định với kỹ năng, con người và thời gian.
Các quyết định khi giải quyết các tình huống khủng hoảng cần phải được đưa ra nhanh chóng, trái ngược với những thay đổi chiến lược mà cần đến các nhà lãnh đạo chủ chốt hoặc các nhà công nghệ. Hầu hết khi đưa ra các quyết định trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta nên lập các nhóm nhỏ hơn trong thời gian ngắn để có thể phản ứng nhanh nhẹn, kịp thời trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
6. Kiểm tra gắt gao mọi quyết định – khám phá các thái cực.
Thông thường, điều này có nghĩa là chạy một chương trình thí điểm và tìm kiếm các dữ liệu ngoại biên, cũng như sự phản hồi chủ quan từ khách hàng. Một thái cực khác có thể là tác động của việc tăng gấp đôi ngân sách hoặc giảm giá một nửa. Đối với các quyết định cần sự phản hồi nhanh lẹ, thì bạn hãy xem xét tác động của quá trình thu thập dữ liệu mở rộng.
7. Cân bằng dữ liệu với trực giác và tìm kiếm sự nhất trí
Sự nhất trí này đến từ việc đưa ra quyết định nhanh chóng, tài tình, dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm,…. Tuy nhiên, việc đem các quyết định mang tính đồng lòng vào kinh doanh, nơi mọi người đều có tiếng nói và mọi người đều đồng ý về một giải pháp nào đó thường không được khuyến khích. Vì điều này thường hay đem tới các quyết định mang tính đơn giản và có khả năng mất đi tính phản hồi nhanh lẹ.
Thông qua bài viết trên, chúng ta nhận ra rằng sự ra đời của “big data” và Internet đã dẫn đến một chiều hướng luôn phụ thuộc vào dữ liệu thực, và ít phụ thuộc vào trực giác hơn khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần để ý tới sức mạnh của những hiểu biết và ý kiến riêng của chúng ta. Chúng ta cần phải cân bằng giữa phân tích dữ liệu của mình với các tác nhân thúc đẩy nhu cầu về sự thay đổi, đặc biệt nhất là thời gian và nhu cầu của khách hàng trong tương lai.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC