Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) đã tạo nên cơn bão trong ngành công nghệ và vẫn không ngừng phát triển. Sẽ có khoảng hơn 73% các công ty ở Mỹ ứng dụng AI ở một mức độ nào đó trong hoạt động kinh doanh, theo PricewaterhouseCoopers. Hiện nay, mọi người trên toàn thế giới đã bắt đầu kết hợp AI sáng tạo vào quy trình làm việc. Đây là những xu hướng AI mà bạn cần biết trong năm 2024.
1. Generative AI và dân chủ hóa
Generative AI là xu hướng AI lớn nhất trong năm nay. Khi ChatGPT và các trình tạo văn bản, hình ảnh khác xuất hiện, chúng đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Cùng với đó là quá trình dân chủ hóa AI, cho phép mọi người có thể sử dụng, ngay cả những người không am hiểu về kỹ thuật.
Generative AI có tính ứng dụng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực
Cho các bạn chưa biết thì Generative AI sử dụng học máy (machine learning) để tạo kết quả đầu ra dựa trên các mẫu và thuật toán từ dữ liệu mà nó đã được đào tạo, phản hồi yêu cầu của người dùng. Các trình tạo như ChatGPT tạo ra văn bản, từ bản sao trên web, email cho đến truyện dành cho trẻ em. Các trình tạo khác có thể tạo ra các video, hình ảnh và mã dành cho lập trình viên.
Generative AI chỉ là một trong những ví dụ về dân chủ hóa. Đã có hàng trăm công cụ AI cho phép chúng ta tạo ra nội dung nhanh hơn, dịch thuật và đưa vào công cụ tìm kiếm. Nó đã và đang thay đổi cách chúng ta giao tiếp với nhau, cho dù là giữa bạn bè hay giới truyền thông và công chúng.
2. AI cho năng suất làm việc
Một xu hướng khác ở AI là cải thiện năng suất làm việc. Trí tuệ nhân tạo có thể tăng tốc và nâng cao cách chúng ta làm việc, đặc biệt là tự động hóa các công việc tốn thời gian hoặc mang tính lặp lại. Cho dù bạn muốn nhập dữ liệu vào bảng tính, viết phác thảo cho kế hoạch kinh doanh hay kiểm soát chất lượng tại nhà máy sản xuất, AI đều có thể hỗ trợ.
Một vài người có thể lo ngại về việc AI sẽ thay thế công việc của họ. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ đơn giản hoạt động như một công cụ để tự động hóa sự lặp lại. Nhờ đó, con người sẽ có thêm không gian cho sự sáng tạo, trí tuệ cảm xúc và phán đoán yêu cầu đạo đức.
3. AI đa phương thức
Nhiều mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) chỉ xử lý dữ liệu văn bản. Các mô hình đa mô hình trong AI có thể nắm bắt thông tin từ các loại dữ liệu khác nhau, như âm thanh, video và hình ảnh, ngoài văn bản. Công nghệ này cho phép các công cụ tìm kiếm và tạo nội dung trở nên liền mạch và trực quan hơn, đồng thời tích hợp dễ dàng hơn vào các ứng dụng khác mà chúng ta đang sử dụng.
Ví dụ như điện thoại iPhone hiện có thể tìm ra ai và đối tượng nào trong ảnh của bạn vì chúng có thể xử lý hình ảnh, văn bản siêu dữ liệu và dữ liệu tìm kiếm. Tương tự như cách con người có thể nhìn vào một bức ảnh và xác định những gì trong đó, đa phương thức cũng mang những đặc điểm tương tự.
4. AI trong khoa học và chăm sóc sức khỏe
Bên cạnh công việc kinh doanh, AI còn có tiềm năng lớn trong lĩnh vực khoa học và chăm sóc sức khỏe. Các nhà nghiên cứu tại Microsoft, hiện đang sử dụng AI để xây dựng các công cụ dự đoán thời tiết, ước tính lượng khí thải carbon và hỗ trợ các phương pháp canh tác bền vững. Xu hướng này được đưa ra nhằm giải quyết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
AI cũng có tiềm năng phát triển rất lớn trong Y học
Chatbots cũng được ứng dụng trong nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe để giúp nông dân xác định một loại cỏ dại và các chuyên gia y tế chẩn đoán bệnh nhân. Trong khi độ chính xác của AI đang được cải thiện, các bước này có thể đẩy nhanh những khám phá khoa học và đột phá y học.
5. Quy định và đạo đức
Xu hướng giảm mọi rủi ro liên quan đến AI là điều vô cùng quan trọng. Đã có nhiều cơ quan và tổ chức chính phủ như OpenAI đảm bảo AI được sử dụng và triển khai một cách có trách nhiệm và đạo đức. Tháng 3 năm 2024, Liên minh Châu Âu đã tranh luận về một dự luật AI toàn diện mang tính bước ngoặt được thiết kế để quản lý AI và giải quyết những lo ngại của người tiêu dùng và dự kiến sẽ ra luật trong năm nay.
Các rủi ro về thao túng dữ liệu, thông tin sai lệch, sai lệch và quyền riêng tư có thể phát sinh và gây ra rủi ro xã hội lớn nếu AI không được quản lý. Ví dụ như các công cụ có thể bị phân biệt đối xử hoặc gặp rủi ro pháp lý nếu AI không thu thập dữ liệu đại diện cho một nhóm người. Các trình tạo như ChatGPT lấy thông tin từ các tìm kiếm trên internet trên toàn thế giới, nhưng các công ty và ấn phẩm đã kiện OpenAI vì vi phạm bản quyền.
Mong rằng những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ giúp các bạn nắm bắt các xu hướng AI mới nhất. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
Nguồn tham khảo:
https://www.coursera.org/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC