Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về những phương pháp có phần đơn giản nhưng dễ áp dụng. Không ngạc nhiên khi vẫn còn một số hạn chế nhất định, phần tiếp theo này, BAC sẽ gửi đến bạn đọc các phương pháp còn lại.
Tham khảo: 5 phương pháp đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư (Phần 1)
1. Phương pháp giá trị hiện tại thuần
Đây là phương pháp đánh giá dự án theo tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần của dự án. Giá trị này được tính bằng con số chênh lệch giữa giá trị hiện tại các dòng tiền thuần với số vốn đầu tư ban đầu.
NPV: Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư dài hạn của đầu tư.
CFt: Khoản tiền thu từ đầu tư ở năm thứ t.
ICt: Vốn đầu tư ở năm thứ t.
n : Vòng đời của khoản đầu tư.
r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hoá.
Kết quả đánh giá dự án đầu tư:
- Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án tính được là số âm (NPV<0) thì dự án bị loại.
- Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0 (NPV=0) thì nhà đầu tư cần cân nhắc đến các yếu tố khác, điều kiện, khả năng và sự cần thiết của dự án để quyết định.
- Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án tính được là số dương (NPV>0) thì dự án có thể được chấp nhận. Trong trường hợp, có nhiều dự án xung khắc với nhau và tuổi thọ không bằng nhau, dự án nào không bị giới hạn về khả năng huy động vốn có giá trị hiện tại thuần lớn nhất sẽ được chọn.
Yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ đã được đưa vào công thức, khả năng đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư mang về chính là ưu điểm của phương pháp này. Tuy nhiên, hạn chế của nó là không phản ánh được mức sinh lời trên mỗi đồng vốn đầu tư, không cho nhà đầu tư thấy được mối quan hệ giữa mức sinh lời của chi phí sử dụng vốn và vốn đầu tư. Đối với các dự án không đồng nhất về mặt thời gian hoặc được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khi ngân sách bị giới hạn sẽ không được ra được kết quả chính xác.
2. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ
Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay lãi suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hằng năm trong tương lai của dự án bằng với số vốn đầu tư ban đầu (tức NPV=0). Trở lại công thức tính NPV ở trên:
Trong đó các giá trị NPV, CFt , Ict như đã chú thích ở trên
IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của khoản đầu tư (hay dự án đầu tư ). Có hai cách tính IRR:
- Cách 1: Phương pháp thử và sai số
Tự chọn một lãi suất r tùy ý để tính NPV của dự án, nếu:
NPV>0 thì thử lại bằng cách nâng lãi suất tự chọn lên.
NPV<0 thì hạ lãi suất tự chọn xuống.
Cho đến khi giá trị hiện tại thuần bằng hoặc xấp xỉ 0 (NPV=0) thì lãi suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ.
- Cách 2: Phương pháp nội suy
Để tính tỷ suất doanh lợi nội bộ theo cách này, cần thực hiện 3 bước:
Bước 1: Chọn một lãi suất r1 tùy ý để tính NPV1 theo r1 sao cho NPV1>0.
Bước 2: Chọn một lãi suất r2 tùy ý để tính NPV2 theo r2 sao cho NPV2<0.
Bước 3: Tính tỷ suất doanh lợi nội bộ theo công thức sau:
IRR<r: dự án bị loại.
IRR=r: cần cân nhắc các yếu tố khác, điều kiện, khả năng của nhà đầu tư để quyết định.
IRR>r: dự án được chọn. Trường hợp có nhiều dự án xung khắc thì chọn dự án có IRR cao nhất để đầu tư.
Ưu điểm của phương pháp này là có bao gồm cả yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ, so sánh mức độ sinh lời với chi phí sử dụng vốn, đánh giá khả năng bù chi phí sử dụng vốn so với rủi ro. Vẫn còn một vài hạn chế trong phương pháp đó là thu nhập dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng tỷ suất doanh lợi của dự án, không phù hợp với thực tế. Ngoài ra, việc không chú trọng quy mô của vốn đầu tư có thể dẫn đến kết luận không chính xác khi đánh giá, khó khăn khi lựa chọn dự án có nhiều IRR.
3. Phương pháp chỉ số sinh lời
Chỉ số sinh lời là thước đo khả năng sinh ra lợi nhuận của một dự án đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ. Chỉ số sinh lời được tính bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập từ đầu tư và giá trị vốn đầu tư hiện tại.
PI: Chỉ số sinh lời của dự án.
CFt : Khoản thu đầu tư trong năm thứ t.
ICt: Vốn đầu tư ở năm t.
r: Tỷ suất chiết khấu (thường được sử dụng là chi phí sử dụng vốn)
Sau khi đã xác định được chỉ số sinh lời của dự án, dựa vào các trường hợp sau để đánh giá:
PI<1: dự án bị loại.
PI=1: tùy vào điều kiện thực tế của nhà đầu tư để quyết định có nên chọn hay không.
PI>1: chọn dự án. Trường hợp có nhiều dự án thì dự án nào có chỉ số sinh lời cao nhất sẽ được chọn.
Phương pháp này có ưu điểm là cho thấy mối liên hệ giữa các khoảng thu nhập do dự án mang lại với số vốn đầu tư, yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian cũng được tính đến, có thể so sánh các dự án có vốn đầu tư khác nhau để chọn ra dự án sinh lời nhiều nhất với số vốn phù hợp ngân sách. Nhưng vẫn tồn tại một hạn chế đó là không phản ánh trực tiếp giá trị tăng thêm của dự án.
Như vậy là chúng ta đã điểm qua tất cả 5 phương pháp để đánh giá một dự án đầu tư. Mong rằng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc, đừng quên đón xem các nội dung mới sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC’s Blog.
Nguồn tham khảo:
https://www.dantaichinh.com/
http://quantri.vn/
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC