Với số lượng các sản phẩm cơ sở dữ liệu tăng nhanh qua từng năm, điều quan trọng là cần phải hiểu được cơ sở dữ liệu nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Bài viết này sẽ liệt kê các cơ sở dữ liệu có sẵn tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Các công nghệ giống như Artificial Intelligence – AI (trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (học máy), Data Science (khoa học dữ liệu) và Data Engineering (kỹ thuật dữ liệu) đều dựa vào một số nguồn dữ liệu theo một cách nào đó. Vô số các cuộc khảo sát và blog có các công việc liên quan dữ liệu ở trên cùng với tất cả công nghệ mới hiện nay. Vì bạn cần SQL để làm việc với cơ sở dữ liệu, học SQL chắc chắn là một trong những bước đầu tiên hướng đến sự nghiệp liên quan đến việc xử lý hoặc sử dụng dữ liệu.
Với sự phát triển của SQL và các cơ sở dữ liệu quan hệ, có một sự gia tăng tự nhiên về dịch vụ và các sản phẩm liên quan. Khi bạn đã học những kiến thức cơ bản và các viết truy vấn SQL, sẽ không khó để bạn chuyển đổi giữa chúng.
1. MySQL
MySQL là một cơ sở dữ liệu của tập đoàn Oracle, được phát hành lần đầu năm 1995. Nó đã đứng đầu nhiều danh sách xếp hạng trong thời gian dài. Bạn sẽ thấy nó ở ngay đầu bảng xếp hạng DB-Engines.com năm này qua năm khác.
Điều này là vì nó là một trong những cơ sở dữ liệu mã nguồn mở đầu tiên được tích hợp các tính năng hữu ích và mạnh mẽ. Facebook và Uber sử dụng nó trong các ứng dụng của mình. YouTube sử dụng MySQL để lưu trữ tất cả siêu dữ liệu cho các video.
Oracle, công ty sở hữu SQL cũng cung cấp các phiên bản trả phí của SQL với các tính năng bổ sung và hỗ trợ. Các gói đăng ký đa dạng từ 2,000 USD một tháng cho đến khoảng 10,000 USD một tháng. Nếu bạn là sinh viên sử dụng MySQL cho mục đích cá nhân và học tập, bạn có thể tải phiên bản miễn phí để dùng.
Khía cạnh nguồn mở của MySQL là sự trưởng thành của nó khiến nó trở thành cơ sở SQL phổ biến cho các ứng dụng Web. Mặc dù, đây là điểm khởi đầu tốt nhưng MySQL không phải là tốt nhất nếu bạn muốn các tính năng bảo vệ nâng cao như throttling và masking và cũng không phải lựa chọn tốt cho dữ liệu bán cấu trúc như JSON.
Nguồn: db-engines.com
2. PostgreSQL
Trong hình trên, đường màu cam đại diện cho PostgreSQL, được phát hành lần đầu vào năm 1989. PostgreSQL được sinh ra tại đại học Canada, Berkeley. Ban đầu, nó được đặt tên là POSTGRES như một sự kế thừa của cơ sở dữ liệu INGRES. Năm 1996, tên của nó trở thành PostgreSQL để chỉ hỗ trợ SQL.
Nếu sự đổi mới và tính năng tiêu chí xếp hạng chính cho danh sách này, PostgreSQL sẽ đứng đầu. Dưới đây là một vài so sánh giữa MySQL và PostgreSQL.
Đầu tiên, nếu bạn không chỉ muốn học các cấu trúc RDBMS cơ bản mà còn làm việc với các tính năng nâng cao và theo yêu cầu. PostgreSQL xử lý dữ liệu bán cấu trúc như là JSON và hỗ trợ tuyệt vời cho SQL phân tán. Điều này rất hữu ích khi làm việc với hàng triệu giao dịch trên web.
PostgreSQL là một mã nguồn mở và làm việc với tất cả các hệ điều hành chính như Windows, macOS và các phiên bản của Linux và Unix. Nó có một cộng đồng tuyệt vời, những người phát triển các plugin và thư viện. Rất ít cơ sở dữ liệu có các tính năng cấu hình tốt như PostgreSQL. Bạn thậm chí có thể viết các mã Python và chạy nó trong cơ sở dữ liệu PostgreSQL.
Một số công ty hàng đầu đang dùng PostgreSQL
3. Oracle
Được phát triển năm 1979 bởi CTO hiện tại của Oracle, Larry Ellison, Oracle hiện vẫn là một cơ sở dữ liệu SQL phổ biến, đặc biệt cho các RDBMS cấp doanh nghiệp. Trên thực tế, nó là một trong những cơ sở dữ liệu ổn định và hoàn thiện nhất hiện nay, được sử dụng bởi khoảng 500 công ty lớn trên khắp thế giới.
Oracle cung cấp các tính năng tuyệt vời cho cả dữ liệu có cấu trúc và bán cấu trúc, hỗ trợ các bảng blockchain, tạo điều kiện giao dịch nhanh và giúp bạn tạo OLAP và OLTP trong một phiên bản cơ sở dữ liệu duy nhất. Tuy nhiên, nó có một nhược điểm lớn so với hai cơ sở dữ liệu khác đó là nó không phải mã nguồn mở và chi phí vận hành lớn.
4. Microsoft SQL Server
Được phát hành lần đầu vào năm 1989, SQL Server là một cơ sở dữ liệu Microsoft cung cấp phổ biến trên thị trường. SQL Server là một cơ sở dữ liệu trả phí, nó thu hút nhờ thương hiệu Microsoft và khả năng tương thích các ứng dụng khác của nhà cung cấp.
Mặc dù, đây không phải là cơ sở dữ liệu tiên tiến nhất khi mới được phát hành nhưng đã trở nên phổ biến đáng kể trong những năm qua nhờ chi phí thấp hơn so với Oracle.
Nguồn: db-engines.com
Tuy nhiên, với sự ra đời của đám mây và Microsoft phát hành cơ sở dữ liệu Azure SQL trên đám mây, người dùng đang dần chuyển sang cài đặt tại chỗ. Dù Azure SQL được xây dựng cùng dòng với SQL Server, Azure là cơ sở dữ liệu nhiều người thuê, trong đó các khách hàng khác nhau có thể truy cập vào một phiên bản cơ sở dữ liệu duy nhất và dịch vụ cung cấp nền tảng như một dịch vụ (PaaS).
Do những điểm tương đồng, bạn có thể học SQL Server sau đó chuyển sang Azure. SQL từ A đến Z trong SQL Server là một hướng dẫn tuyệt vời để bạn bắt đầu học SQL.
5. MongoDB
Hầu hết cơ sở dữ liệu ở trên được tối ưu để lưu trữ và truy xuất các cơ sở dữ liệu có cấu trúc. Trên thực tế, bạn có thể phải làm việc với các dữ liệu bán cấu trúc như JSON hay XML (giống tài liệu).
MongoDB là một cơ sở dữ liệu dựa trên tài liệu hướng đối tượng, lưu trữ dữ liệu bên trong một tập hợp các tài liệu chứ không theo hàng hay cột như các cơ sở dữ liệu khác. Hãy nghĩ đến việc lưu trữ sản phẩm thương mại điện tử hay blog và nội dung. Những dữ liệu này không phải lúc nào cũng có thể dễ lưu trong các hàng và cột. Vì thế, MongoDB sẽ rất cần thiết, nó dựa trên mô hình lưu trữ tài liệu NoSQL.
MongoDB đã trở nên khá phổ biến trong vài năm gần đây với số lượng người dùng phát triển với tốc độ gần như tương đương với PostgreSQL. Nếu bạn chủ yếu xử lý dữ liệu có cấu trúc trong các giao dịch của mình, tốt hơn nên sử dụng một trong các tùy chọn khác.
Mong rằng với những lựa chọn trên, các bạn đã có thể tìm được công cụ phù hợp. Nếu bạn là một người mới và không chắc bắt đầu từ đâu, lựa chọn nên cân nhắc là PostgreSQL. Vẫn còn rất nhiều nội dung thú vị sẽ được cập nhật thường xuyên, đừng quên đón đọc tại BAC’s Blog.
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung – BAC