Ngành Business Analyst tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập và hạn chế trong đội ngũ nhân sự. Tiêu biểu chính là việc thiếu nguồn nhân lực với chất lượng tốt và trình độ chuyên môn cao do đại đa số các BA hiện nay đều tự học, ít qua các lớp đào tạo bài bản dẫn đến tình trạng hỏng chuyên môn và không đáp ứng đủ những kỹ năng cần thiết trong công việc. Vì vậy, thông qua bài viết này, BAC mong muốn có thể đem lại cho bạn những thông tin hữu ích nếu như bạn đang quan tâm đến làm thế nào để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp.
1. Business Analyst (BA) là gì?
Các công việc Business Analyst thường làm
Business Analyst hay còn được gọi là Chuyên gia phân tích nghiệp vụ là người chịu trách nhiệm thu thập và phân tích số liệu của công ty nhằm xác định nhu cầu và đưa ra đề xuất giải quyết vấn đề. Đồng thời, họ cũng là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp đảm bảo tiến độ công việc diễn ra hiệu quả. BA sẽ trao đổi trực tiếp với khách hàng nhằm ghi nhận ý kiến, nhận xét, sau đó họ sẽ truyền đạt thông tin đến đội nhóm của mình một cách rõ ràng và súc tích.
2. Tại sao nên theo đuổi ngành Business Analyst?
Trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp, thông qua việc phân tích số liệu, bạn sẽ góp phần vào sự thành công cho doanh nghiệp. Mỗi ngày đều có những thách thức mới và bạn sẽ có cơ hội tận dụng các kỹ năng của mình vào thực chiến. Nếu bạn là một người yêu thích giúp đỡ mọi người, thích tìm tòi, giải quyết những khó khăn và là một người làm việc độc lập, business analyst sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
- Mức thu nhập của một Business Analyst chuyên nghiệp rất đáng gờm: Theo thống kê của IIBA vào năm 2021, mức lương trung bình trên thế giới dành cho công việc business analyst dao động từ 40.000$ đến $70.000 đối với người chưa có kinh nghiệm và mức lương thưởng rơi vào khoảng 8% mỗi năm. Mức lương sẽ tăng dần theo mỗi năm, tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Đây được xem là một trong những ngành có mức lương và đãi ngộ tốt nhất hiện nay.
- Sự tăng trưởng của ngành Business Analyst dẫn đến nhu cầu nhân sự có chuyên môn tăng cao: Cục thống kê lao động Mỹ cho thấy rằng ngành BA được dự đoán đang trên đà tăng trưởng và sẽ tăng khoảng 25% vào năm 2030, đây là một mức tăng trưởng nhanh hơn so với tất cả những ngành khác, đặc biệt là trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Tại Việt Nam, nhu cầu đối với nguồn nhân lực BA chất lượng cao ngày càng tăng, tuy nhiên, số lượng BA hiện tại vẫn không đủ đáp ứng. Có thể thấy, đây sẽ là một lĩnh vực lý tưởng để bạn có thể cân nhắc lựa chọn, theo đuổi và phát triển trong tương lai.
3. 03 Bước để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp:
Bước 1: Rèn dũa các kỹ năng cần thiết
Các kỹ năng một Business Analyst cần có
- Nhạy bén trong lĩnh vực kinh tế: Sự hiểu biết trong đa lĩnh vực, bao gồm: tài chính, kế toán và các nguyên lý vận hành doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định được vấn đề vận hành nào đang xảy ra và đề xuất giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề đó.
- Giao tiếp: Là một chuyên gia phân tích nghiệp vụ, bạn chính là cầu nối giữa doanh nghiệp, khách hàng và các bên liên quan, giúp họ thấu hiểu, đạt được sự cân bằng nhằm có được kết quả tốt nhất. Do đó, giao tiếp sẽ là một kỹ năng vô cùng cần thiết, hỗ trợ bạn rất nhiều trong sự nghiệp BA. Việc ăn nói lưu loát sẽ giúp bạn dễ dàng điều phối cuộc họp, giao việc cũng như thuyết phục khách hàng tin tưởng vào các đề xuất, giải pháp của bạn.
- Phân tích số liệu: Thu thập, theo dõi và phân tích các thuật toán là một phần không thể thiếu đối với những người làm BA. Việc phân tích số liệu sẽ giúp bạn có một góc nhìn bao quát hơn về một vấn đề. Đồng thời, việc phân tích số liệu cũng giúp ích rất nhiều trong việc tối ưu hóa các quy trình, chiến lược và đề xuất giải pháp, giúp các chuyên gia phân tích nghiệp vụ đánh giá được tính khả thi, hiệu quả của chúng. Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm kỹ năng sử dụng các công cụ visualization như: Tableau, Excel và BI. Các công cụ này sẽ cực kỳ hữu dụng trong việc trực quan hóa số liệu. Cuối cùng, bạn cũng cần trang bị cho bản thân thêm các kiến thức liên quan đến ngôn ngữ lập trình SQL.
- Phương pháp phân tích kinh doanh: Tùy thuộc vào ngành nghề của bạn, việc nắm vững các phương pháp cụ thể như Agile Business Analysis, Six Sigma, hay Rational Unified Process sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
- Chuyên môn hóa trong một lĩnh vực: Mỗi ngành công nghiệp sẽ có những nhu cầu và thách thức riêng. Việc phát triển giải pháp cho một công ty phần mềm sẽ khác với việc phát triển giải pháp cho một công ty sức khỏe. Tùy thuộc vào lĩnh vực và vị trí bạn lựa chọn sẽ có những yêu cầu riêng biệt. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp bạn trở thành một ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng. Đồng thời, khi có kỹ năng chuyên môn, bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ được nhu cầu, mong muốn của khách hàng cũng như có thể áp dụng sự hiểu biết của mình một cách hiệu quả.
Bước 2: Tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng chuyên môn
Bước 3: Tham gia các kỳ thi chứng nhận Business Analyst
Việc thi lấy chứng chỉ BA giúp bạn chứng minh được năng lực của bản thân cũng như tăng các cơ hội nghề nghiệp. Dưới đây là một số chứng chỉ BA uy tín:
- IIBA Entry Certificate in Business Analysis (ECBA)
- IIBA Certified Business Analysis Professional (CBAP)
- IIBA Certification of Capability in Business Analysis (CCBA)
- PMI Professional in Business Analytics (PMI-PBA)
Nguồn tham khảo
Coursera
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC