Business Analyst (BA) là một trong những nghề nghiệp đang hot hiện nay, nổi bật nhất trong các lĩnh vực kinh doanh và công nghệ thông tin. Với vai trò là phân tích các yêu cầu của khách hàng và đưa ra các ý tưởng, giải pháp kinh doanh, BA đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết kế và triển khai các giải pháp kinh doanh và công nghệ hiệu quả.
Công việc của BA bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, định nghĩa quy trình nghiệp vụ, đề xuất giải pháp. Vì tính chất công việc, BA phải thường xuyên làm việc, trao đổi và gây dựng mối liên kết với các chuyên gia khác trong đội ngũ như nhà phát triển phần mềm, kiểm thử viên và quản lý dự án. Do đó, nhà phân tích nghiệp vụ (BA) cần sở hữu rất nhiều kiến thức và kỹ năng đặc biệt để trở thành một BA giỏi và tạo tiền đề cho sự thăng tiến trong tương lai. Nếu bạn có mục tiêu và định hướng theo con đường Business Analyst thì bài viết dưới đây, BAC sẽ giới thiệu đến bạn 10 tips hay dành cho BA mới vào nghề. Chần chờ gì mà không tìm hiểu ngay!
1. Biết cách quản lý thời gian và có thói quen đúng giờ
Đối với bất kỳ cuộc họp hoặc buổi meeting nào mà bạn tham gia, bạn nên có thói quen đi sớm vài phút trước thời điểm bắt đầu. Thực tế, tồn tại rất nhiều những sự kiện hoặc những tình huống không thể kiểm soát trong cuộc sống đã ngăn cản bạn duy trì việc đến đúng giờ 100% tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm và đề phòng chúng tái diễn.
Một người nổi tiếng là người đến sớm và bắt đầu các cuộc họp đúng giờ thì chính điều này cũng chứng minh họ là người ngăn nắp và tôn trọng thời gian của người khác. Ngoài ra, đúng giờ cũng phản ánh rằng các dự án và nhiệm vụ sẽ được hoàn thành đúng lịch biểu trong kế hoạch. Trong công việc, nếu có vấn đề khiến bạn không đạt được mục tiêu về thời gian, hãy lên tiếng và thông báo trước cho các bên liên quan tương ứng để họ biết và cùng bạn đưa ra giải pháp an toàn nhất nhé.
2. Đảm nhận trách nhiệm cho tất cả nhiệm vụ
Bất cứ khi nào bạn được giao một dự án hay nhiệm vụ cụ thể, bạn nên thông báo trạng thái công việc và nêu ra bất kỳ trở ngại hoặc vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Điều này rõ ràng nên được thực hiện dù là công việc nhỏ nhất.
Ví dụ như khi mới bắt đầu sự nghiệp, bạn được đảm nhiệm về các yêu cầu dịch vụ của khách hàng. Mỗi tương tác là một dự án nhỏ để đảm bảo thành viên nhận được dịch vụ mà họ yêu cầu. Việc đảm nhận trách nhiệm cho tất cả các dự án và công việc của mình sẽ giúp bạn tạo dựng lòng tin với sếp và đồng nghiệp. Điều đó cho thấy bạn sẵn sàng xử lý các dự án lớn hơn và có nhiều trách nhiệm hơn vì bạn đã xuất sắc hoàn thành những dự án nhỏ.
3. Linh hoạt trong công việc
Khả năng linh hoạt là yếu tố không thể thiếu của một BA. Vai trò của bạn trong một dự án có thể hoàn toàn khác biệt trong một dự án khác. Bởi lẽ các ưu tiên và mục tiêu công việc thường sẽ bị thay đổi. Các đồng nghiệp của bạn đều có tính cách riêng và độc nhất. Có thể trong một số dự án, bạn là người nổi trội và đóng vai trò chủ chốt trong khi người khác không đóng vai trò đó. Tuy nhiên trong các dự án khác, bạn là người thiên về phân tích hơn khi nhận thấy người khác đã đang chiếm ưu thế. Như vậy, qua tất cả, bạn rất linh hoạt và được biết đến như một người luôn sẵn sàng vì bất cứ điều gì.
4. Sẵn sàng với mọi thứ
Một BA với nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ rằng: “Dự án đầu tiên của tôi là bước đệm cho dự án tiếp theo. Khi bắt đầu sự nghiệp, tôi thừa nhận mình là một người luôn “đồng ý" - đồng nghiệp có thể cho tôi một con dấu với từ "Đồng ý" trên trán! Trước khi ai kịp nghĩ xong, tôi đã nói "Đồng ý!"”. Điều này giúp cô ấy tiếp cận với mọi lĩnh vực trong tổ chức và xây dựng quan hệ tốt với mọi người. Trong một thời gian ngắn, cô ấy hiểu rõ mục đích của mỗi bộ phận và tại sao chúng cần thiết để tổ chức hoạt động đúng cách. Khi dẫn thân với công việc, cô ấy có thể không hoàn toàn quản lý bộ phận đó, nhưng cô ấy có kiến thức về công việc của họ và cách họ hoàn thành. Như vậy, khi bắt đầu tiếp xúc với nghề nghiệp mới, bạn nên tiếp cận với mọi thứ và chứng minh cho mọi người thấy bạn hoàn toàn có thể xử lý được nó.
5. Công nhận và khen ngợi người khác
Thực tế, một mục tiêu thành công không phải chỉ với nỗ lực của một mình cá nhân cụ thể nào vì luôn có những người khác tham gia. Có rất nhiều thời gian trong các cuộc thảo luận đã được dành cho các thành viên trong nhóm để đảm bảo team đang làm đúng việc. Người BA luôn cần nhấn mạnh việc khen ngợi công khai và riêng tư đúng đắn. Bạn nên nhìn nhận và khen ngợi sự cố gắng của đồng nghiệp trong các hoạt động hàng ngày. Mỗi khi bạn được khen ngợi vì điều gì đó, hãy luôn nhớ đến những người đồng nghiệp tuyệt vời trong team đã luôn bên cạnh và hỗ trợ bạn.
6. Coi mọi thứ như dự án đầu tiên của bạn
Bạn nên cố gắng hết sức để luôn hào hứng với tâm thế mong muốn học hỏi và làm nhiều hơn nữa. Khi bạn chỉ là một nhân viên tập sự và đang cố gắng để tạo dựng tên tuổi cho mình, bạn luôn thèm khát bất cứ nhiệm vụ gì xuất hiện trên bàn của mình. Nếu đúng như vậy bạn hãy coi mọi thứ như dự án đầu tiên của bản thân mình. Bạn nên đặt thật nhiều câu hỏi liên quan, thể hiện sự sẵn sàng vượt lên trên tất cả, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần và hăng hái làm việc với những người khác. Mọi dự án sau dự án đầu tiên đều nên được triển khai với nhiệt huyết như dự án đầu tiên. Điều này khó hơn nhiều so với tưởng tượng bởi vì đôi khi, công việc trở nên nhàm chán và lặp đi lặp lại. Bạn phải nỗ lực để nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn và duy trì mức độ phấn khích của mình trong suốt sự nghiệp.
7. Cởi mở với những chỉ trích và phê bình
Bạn nên mở lòng nếu ai đó đưa ra những lời chỉ trích hay sự phê bình mang tính xây dựng. Điều này sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn và xây dựng cũng như hoàn thiện các kỹ năng của mình. Hãy tích cực tìm kiếm những lời chỉ trích để đảm bảo rằng bạn đã tạo ra những thứ có giá trị cho tổ chức. Các nhân viên, nhà quản lý và giám đốc điều hành lâu năm đều có những hiểu biết khác nhau về các lĩnh vực khác nhau. Lời khuyên của họ sẽ giúp bạn nhìn mọi thứ từ một góc độ khác và đảm bảo rằng bạn đã xem xét điều đó để tiếp tục hoàn thiện công việc.
8. Hãy lịch sự
Không hề có bất kỳ điểm nào mà việc lăng mạ xúc phạm ai đó, la hét, đưa ra những nhận xét nhạy cảm, động chạm một cách không thích hợp hoặc tỏ ra thô lỗ lại được hoan nghênh và gợi ca. Bạn hãy chú ý đến giọng điệu của mình và đảm bảo rằng cuộc đối thoại của bạn phù hợp đối với vấn đề hiện tại. Sự bất đồng quan điểm vô cùng phổ biến và mục tiêu của chúng ta là giải quyết chúng một cách khách quan, chứ không phải cố gắng hạ gục người khác để đưa mình lên. Tìm hiểu về văn hóa, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, tôn giáo hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác khiến một cá nhân trở nên độc đáo, có thể giúp bạn tiến đến một cấp độ mới trong việc xây dựng mối quan hệ. Dù có vấn đề nghiêm trọng đến mức độ nào xảy ra đi chăng nữa, hãy thể hiện phép lịch sự thông thường, tử tế và thể hiện sự tôn trọng cơ bản đối với mọi người.
9. Hòa nhập công việc với cuộc sống
Bạn có đang tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống? Bạn nên hòa nhập hai yếu tố này, nơi bạn chỉ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó chỉ tập trung vào cuộc sống cá nhân trong khoảng thời gian khác. Công việc là một phần của cuộc sống; và để tiếp tục có một cuộc sống bạn cần công việc của mình. Đôi khi, công việc tốt nhất của bạn đến từ việc làm thêm một vài giờ vào Chủ Nhật với một chút nhạc baroque. Hay đôi khi, bạn phải xử lý khẩn cấp vấn đề cá nhân tại văn phòng và điều này khiến bạn mất nhiều thời gian làm việc. Bạn đừng quá lo lắng và căng thẳng về nó vì bạn hoàn toàn có khả năng hoàn thành công việc dang dở và không cần đánh đổi những cam kết cá nhân của bạn. Nếu việc trả lời email vào ngày thứ bảy giúp đồng nghiệp của bạn hoàn thành công việc thì bạn sẽ không ngần ngại làm điều đó đúng không nào?
10. Không ngừng học hỏi
Bạn có luôn tự tin rằng mình có thể học bất cứ điều gì cần thiết để giúp ích cho sự nghiệp của mình? Ngày nay, thế hệ trẻ dành hàng giờ trên mạng xã hội, trò chơi điện tử và YouTube. Giả sử bạn thách thức chính mình lấy bất kỳ chủ đề nào trên thế giới mà bạn muốn tìm hiểu. Sau đó dành một đến hai giờ mỗi ngày để tập trung và nghiên cứu chủ đề đó. Học hỏi như như thể bạn dành cho sở thích và niềm vui. Hãy nhìn lại sau một năm, bạn sẽ rất ngạc nhiên về số lượng và chất lượng mà bạn đã học được bằng cách dành đủ thời gian và sự tập trung cho điều đó.
Qua bài viết chia sẻ về 10 tips hay dành cho BA mới vào nghề trên đây, BAC hy vọng sẽ giúp ích cho công việc và tạo ra những tác động tích cực đến sự nghiệp BA của bạn. Tham khảo thêm thật nhiều lời khuyên hữu ích hơn nữa tại BAC's Blog bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Khoá học Online:
Khoá học Offline:
Tại Tp.HCM:
Tại Hà Nội:
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Ban biên tập nội dung - BAC