Khi Việt Nam bước vào giai đoạn chuyển giao công nghệ, nhiều ngành nghề có nguy cơ bị thay thế. Song song với đó là hàng loạt ngành nghề nổi lên, mang đến vô số cơ hội phát triển. Dù bạn là học sinh, sinh viên đang băn khoăn về lựa chọn nghề nghiệp hay đã đi làm nhưng chưa chắc chắn về tương lai, hãy dành ít phút để tham khảo các ngành nghề dưới đây.

1. Nhóm ngành Công nghệ thông tin

Nhóm ngành công nghệ tiếp tục được dự báo phát triển mạnh

Thời đại công nghệ đã và đang tạo ra những cuộc cách mạng làm thay đổi thế giới loài người. Trong đó, hai sự kiện được xem là quan trọng nhất chính là sự ra đời của Internet và công nghệ Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI).

Ngày nay, mọi người đều sử dụng các thiết bị di động và ứng dụng nhiều công nghệ trong các hoạt động sống. Y tế, giáo dục, chính trị, kinh doanh,... và rất nhiều lĩnh vực khác đã thay đổi để thích ứng với thời đại công nghệ. Sự xuất hiện của AI thậm chí còn đe dọa một số nhóm việc làm, khi nó có khả năng thay thế những công việc mang tính lặp lại.

Một sinh viên ngành Công nghệ thông tin sẽ có rất nhiều lựa chọn cho tương lai. Bạn có thể trở thành một kỹ sư phần mềm, chuyên viên kiểm thử phần mềm, lập trình ứng dụng, lập trình web,... Trường hợp không giỏi code, bạn có thể chọn các chuyên ngành khác như hệ thống, mạng, dữ liệu hay thiết kế đồ họa.

Dù có nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng thống kê cho thấy sinh viên ngành Công nghệ thông tin luôn có mức đãi ngộ hấp dẫn. Đặc biệt, đối với các ngành có nhu cầu cao hiện nay như nhóm ngành về dữ liệu thường mức lương khá hấp dẫn, khởi điểm từ 1000USD . Bạn có thể tham khảo các vai trò như Data Analyst, Business Analyst trên các trang tuyển dụng.

Tham khảo: Business Analyst là gì?

2. Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh luôn là lĩnh vực được yêu thích tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp người học trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc, vận hành một doanh nghiệp hiệu quả. Có rất nhiều chủ đề mà người học sẽ được tiếp xúc như quản trị nhân sự, kế toán, sản xuất, hậu cần, marketing,....

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm, nhiều kỹ năng mềm còn được bổ sung vào chương trình học. Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc, làm việc nhóm, lãnh đạo, lắng nghe, thuyết trình,... Nhờ đó, các sinh viên thuộc ngành Quản trị kinh doanh có thể phát triển sự nghiệp theo nhiều hướng.

Một số vai trò thường gặp như nhân viên kinh doanh, chuyên viên hành chính nhân sự, chuyên viên marketing, quản lý nhân sự, giám đốc, giảng viên tại các trường đại học….

3. Ngành Truyền thông - Marketing

Là ngành phát triển nhanh chóng trong vài năm trở lại đây và được xem là một phần không thể thiếu của mọi doanh nghiệp. Marketing đã và đang cần nguồn nhân lực rất lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngày nay, để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, mọi công ty, tổ chức, doanh nghiệp đều có bộ phận marketing.

Vì vậy, không ngạc nhiên khi các lĩnh vực như Digital Marketing, Marketing Online luôn được tìm kiếm rất nhiều. Cùng với sự phát triển này, số lượng sinh viên theo học ngành Marketing tại các trường đại học cũng tăng lên đáng kể.

Ngoài việc trở thành một chuyên viên về Marketing, người học cũng có rất nhiều vai trò để cân nhắc. Một số vị trí phổ biến hiện nay như nhà sáng tạo nội dung, Content writer, KOL, KOC, người thiết kế nội dung quảng bá, content video editor,....

4. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Được xem là ngành nghề không thể thiếu trong guồng quay kinh tế, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng, bao gồm nhiều quy trình như lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình xử lý hàng tồn kho, sản xuất…

Người làm công việc này sẽ đảm bảo chiến lược phát triển sản phẩm dài hạn hoặc ngắn hạn, quản trị nhân sự, làm việc với nhiều phòng ban, phát triển và quản lý quy trình sản xuất, tồn kho và phân phối hàng hóa. Tất cả nhằm đảm bảo hàng hóa đến được tay người tiêu dùng đúng thời điểm được yêu cầu mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng.

Vì phải đảm đương nhiều công việc, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng mang lại nhiều cơ hội việc làm. Một số vai trò thường gặp như kỹ sư hoạch định sản xuất, kỹ sư logistics, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng, nhân viên phụ trách dịch vụ vận tải, logistics tại các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, chuyên viên tại mảng kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, quản lý kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải,…

Ngoài ra, bạn có cơ hội thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch. Khi tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn, hoặc thậm chí là tự mình khởi nghiệp công ty riêng…

5. Nhóm ngành Y dược và chăm sóc sức khỏe

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm

Dù ở thời đại nào thì nhóm ngành Y dược và chăm sóc sức khỏe luôn có vị trí. Điểm thi đầu vào của ngành Y thường thuộc top đầu và yêu cầu người học khá cao. Tuy nhiên, đây cũng là điều bắt buộc khi bạn làm công việc liên quan đến sức khỏe.

Ngành Y tại Việt Nam khá đa dạng, bạn có thể lựa chọn một trong nhiều chuyên ngành để theo đuổi. Một số chuyên ngành phổ biến như Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Dược,....

Nhu cầu nhân lực tại các bệnh viện thường khá lớn, nhằm đáp ứng khối lượng công việc đang ngày một quá tải. Nghề Y trong nước cũng được trọng vọng khá cao vì tính chất của ngành. Ngoài làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, các y bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm có thể mở phòng khám riêng.

6. Làm đẹp thẩm mỹ

Bên cạnh chăm sóc sức khỏe thì làm đẹp cũng nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Nhu cầu làm đẹp không chỉ ở nữ giới mà còn cả nam giới và không phân biệt độ tuổi. Rất nhiều các bệnh viện, phòng khám, thẩm mỹ xuất hiện chỉ trong vài năm trở lại đây.

Mặc dù, làm đẹp thẩm mỹ chưa thực sự là một ngành phổ biến tại các trường đại học nhưng bạn có thể tham khảo việc tham gia các khóa đào tạo tại các trung tâm làm đẹp uy tín. Đây cũng là nơi mà bạn có cơ hội thực hành những gì đã học nhằm nâng cao tay nghề.

Ngoài làm việc tại các trung tâm làm đẹp, thẩm mỹ viện, spa thì bạn cũng có thể mở tiệm, cửa hàng hay trung tâm của riêng mình. Đây được xem là một trong những nghề mang lại thu nhập hấp dẫn trong vài năm trở lại.

7. Ngoại ngữ

Hai lựa chọn phổ biến nhất cho các bạn học ngoại ngữ chắc chắn là phiên dịch và giảng viên. Tuy nhiên, với tốc độ hội nhập nhanh chóng, sự am hiểu về ngoại ngữ của bạn sẽ là một lợi thế trong mọi lĩnh vực. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy của video chia sẻ về cách học tiếng Anh trên internet.

Các nội dung chia sẻ này giúp nhiều bạn trẻ nhận được nhiều lượt theo dõi. Không ít người trở thành các KOL và có thu nhập đáng mơ ước từ các hợp đồng quảng cáo. Bên cạnh đó, lợi thế ngoại ngữ cũng giúp bạn bước chân sang các ngành nghề khác dễ dàng hơn như Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh,...

8. Ngành du lịch

Du lịch chưa bao giờ là lĩnh vực kém sức hút, đặc biệt là với các bạn trẻ. Nếu bạn là một người yêu thích sự khám phá, muốn tìm hiểu về các miền đất mới, gặp gỡ những người bạn mới, đây là lựa chọn rất đáng để cân nhắc. Trước đây, ngành du lịch chưa có nhiều lựa chọn nghề nghiệp ngoài hướng dẫn viên.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, các bạn đã có nhiều lựa chọn hơn. Một blogger viết nội dung về các địa danh nổi tiếng, một vlogger chia sẻ các thước phim về những địa điểm đẹp, điều hành tour, marketing cho các công ty du lịch, kế toán lữ hành, nhân viên tư vấn, lễ tân,...

9. Nhà hàng khách sạn

Dịch vụ nhà hàng khách sạn ngày nay đã trở nên quá phổ biến. Không chỉ khách du lịch mà cả khách hàng trong nước cũng thường xuyên sử dụng dịch vụ. Chính vì điều này, nhu cầu nhân lực của ngành luôn trong tình trạng cầu nhiều hơn cung. Bên cạnh đó, thu nhập của nhiều vai trong trong lĩnh vực này cũng có thu nhập khá hấp dẫn.

Các bạn trẻ thường xếp nhà hàng khách sạn vào danh sách ngành nghề hot trong nhiều năm qua cũng là điều dễ hiểu. Một số vai trò thường gặp khi học ngành này như chuyên viên hoặc quản lý ở các bộ phận lễ tân tiền sảnh, phòng, ẩm thực, hội nghị, nhân sự, tài chính kế toán, kinh doanh tiếp thị, hành chính, nhân lực, marketing… ở các resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch,…

Ở các vai trò có vị trí cao hơn, bạn có thể trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước. Một lựa chọn cũng khá phổ biến đó là giảng viên đào tạo, nghiên cứu về nhà hàng khách sạn tại các trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.

10. Ngành Kỹ thuật ô tô, cơ khí

Ngành kỹ thuật ô tô trong nước ngày càng phát triển

Đây được xem là một trong những nhóm ngành có yêu cầu cao về người học. Kỹ thuật ô tô, cơ khí là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy. Người học có thể trang bị cho mình những kiến thức chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng, từ đó mang lại cho các chuyên gia thu nhập hấp dẫn.

Số lượng ô tô trong nước đang có tốc độ gia tăng “chóng mặt. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng xu hướng thị trường cần vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao.

Các sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có nhiều lựa chọn về vai trò như: Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô. Bên cạnh đó, một số vị trí cũng khá hấp dẫn khác như kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô, nhân viên kinh doanh làm việc ở các doanh nghiệp kinh doanh ô tô và phụ tùng ô tô,...

Khó có thể liệt kê tất cả các ngành nghề cũng như mô tả một cách chi tiết. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, các bạn có thể tìm được lựa chọn phù hợp trong tương lai. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:
Internet

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC