Công nghệ thông tin được xem là một trong những ngành dẫn đầu vài năm trở lại đây. Sức hút của ngành là điều không thể phủ nhận khi số lượng trường đào tạo và học viên ngày càng tăng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn có nên học ngành Công nghệ thông tin không thì đây là câu trả lời dành cho bạn.

Ngành Công nghệ thông tin có tốc độ phát triển nhanh chóng

1. Thu nhập hấp dẫn

Tiêu chí đầu tiên được nhiều người lựa chọn chắc chắn là thu nhập. Không chỉ riêng Việt Nam mà trên thế giới, ngành Công nghệ thông tin cũng luôn nằm trong Top thu nhập.

Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các mẫu tuyển dụng với mức lương vô cùng hấp dẫn cho một vị trí trong ngành này. Một vài vai trò có thể kể đến như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, Business Analyst hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ, chuyên viên thiết kế đồ họa, chuyên viên digital marketing,...

Thu nhập của ngành còn phụ thuộc vào chuyên ngành mà các bạn lựa chọn. Kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của mỗi cá nhân cũng quyết định rất lớn đến con số mà bạn nhận được. Bạn cũng có thể cải thiện lương bằng cách học và thi các chứng chỉ.

Tham khảo: Lịch khai giảng các khóa học tại BAC

2. Ngành “Hot”

Không cần phải nói quá nhiều về cái tên Công nghệ thông tin trong thời đại này. Khi mà tất cả mọi thứ ngày nay được hiện đại hóa, trí tuệ nhân tạo tác động đến thế giới thực và hơn thế nữa. Có thể nói, chưa bao giờ nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này lại tăng cao như vậy.

Ngay cả các cơ quan hành chính đều cần có một hoặc nhiều nhân viên có kiến thức IT để triển khai hệ thống mạng hoặc quản lý trang thiết bị. Nhiều chuyên ngành mà các bạn trẻ thậm chí có thể học các khóa đào tạo mà không cần đến bằng đại học để đi làm. Có khá nhiều cơ sở cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đi làm.

Một ví dụ điển hình là sự gia tăng chóng mặt của các thiết bị di động và tương tác trên không gian mạng đã tạo ra vô số dữ liệu. Bạn có thể hình dung các trang thương mại điện tử như Shopee hay Lazada phải tiếp nhận bao nhiêu đơn hàng mỗi ngày không?. Điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm ứng viên để xử lý và khai thác dữ liệu trong các năm trở lại đây.

Tham khảo: Phân tích dữ liệu là gì? Học phân tích dữ liệu ở đâu?

3. Cập nhật kiến thức mới

Khác với nhiều ngành đã tồn tại lâu đời, Công nghệ thông tin luôn cập nhật các thông tin và kiến thức mới. Đây được xem là một quy chuẩn với hầu hết mọi chuyên ngành trong lĩnh vực này. Nguyên nhân là vì các chuẩn nghiệp vụ sẽ không ngừng thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Hãy hình dung bạn là một nhà thiết kế đồ họa 3D, bạn sẽ phải thường xuyên cập nhật các xu hướng thiết kế mới, công nghệ phát triển, ngay cả công cụ mà bạn đang dùng. Điều này cũng tương ứng với các lập trình viên, chuyên viên phân tích dữ liệu hay nhà quản trị hệ thống.

4. Đa dạng lựa chọn nghề nghiệp

Học Công nghệ thông tin có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp

Dù đều được xếp vào cùng ngành Công nghệ thông tin nhưng người học sẽ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Thông thường, chỉ riêng các trường đại học ở Việt Nam, sinh viên đã có thể tùy ý lựa chọn một trong bốn chuyên ngành là kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính, hệ thống thông tin và hệ thống nhúng.

Tuy nhiên, trong mỗi chuyên ngành lại có sự phát triển đa dạng hơn. Ví dụ trong kỹ thuật phần mềm, bạn có thể phát triển kỹ năng để lập trình ứng dụng di động, phát triển trò chơi hay lập trình web,....Từ đó, bạn sẽ chọn được con đường mà mình sẽ đi sau này.

Tham khảo: Lộ trình phát triển nghề Business Analyst

5. Tính ứng dụng cao

Ứng dụng của ngành Công nghệ thông tin được xếp vào hàng đầu trong tất cả các ngành. Đây cũng là điều dễ hiểu khi mọi thứ hiện nay đều được thực hiện trên các thiết bị di động hoặc laptop. Với kiến thức nền tảng có được trong quá trình học tập, bạn sẽ có lợi thế để bước vào bất kỳ lĩnh vực nào.

Giả sử, bạn có kỹ năng phân tích dữ liệu, lúc này, bạn có thể chọn một lĩnh vực mà mình yêu thích như bán lẻ, marketing hay thương mại điện tử để phát triển. Kỹ năng của bạn sẽ là một lợi thế để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, trong thời đại dữ liệu hóa như hiện nay, nhu cầu nhân lực vẫn là rất lớn.

Tham khảo: Business Analyst là gì?

6. Tiềm năng phát triển lớn

Bùng nổ dữ liệu khiến nhu cầu nhân lực ngày càng tăng

Năm 2023 chứng kiến sự bùng nổ của Công nghệ thông tin với một dấu ấn mang tên trí tuệ nhân tạo. Trước đó, cả thế giới cũng từng một lần bước sang trang mới với sự ra đời của Internet. Và như bạn có thể thấy, ảnh hưởng của những phát kiến này lên cuộc sống là không hề nhỏ.

Vì vậy, nếu có một ngành nghề được đánh giá là có tiềm năng phát triển trong nhiều năm tới, đó chắc chắn là Công nghệ thông tin. Không chỉ đảm bảo một vị trí trong các doanh nghiệp mà thu nhập cũng rất hấp dẫn, khó có lĩnh vực nào có thể cùng lúc mang đến nhiều yếu tố như vậy.

7. Nguồn tài nguyên học tập phong phú

Một điều quan trọng khi nhắc đến việc học ngành Công nghệ thông tin đó là tài nguyên. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho mọi câu hỏi từ internet, các tài nguyên học tập được chia sẻ miễn phí và nhiều chuyên gia hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội.

Ngay cả khi bạn không phải là một sinh viên ngành Công nghệ thông tin thì cũng không khó để bạn bắt đầu tìm hiểu và tự học. Bạn có thể lựa chọn các khóa học tại những trung tâm tin học hoặc tham khảo các khóa học online dành cho người đã đi làm và không có nhiều thời gian.

Tham khảo: Khóa học Business Analyst online cho người mới bắt đầu

8. Học ngành công nghệ thông tin không khó

“Học Công nghệ thông tin có khó không?” Đây là một câu hỏi khá trừu tượng vì bản thân ngành có rất nhiều chuyên ngành. Độ khó của mỗi chuyên ngành còn phụ thuộc nhiều yếu tố như năng lực người học, trình độ giảng viên,...

Tuy nhiên, có thể nói rằng bạn sẽ không cần quá lo lắng về tương lai vì sự đa dạng của ngành sẽ khỏa lấp điều đó. Giả sử, bạn không giỏi viết mã có thể theo đuổi lĩnh vực thiết kế đồ họa, digital marketing hay chuyên viên phân tích dữ liệu,... và rất rất nhiều lựa chọn khác.

9. Dễ chọn trường đại học

Tại Việt Nam hiện nay, bạn có thể tìm thấy ngành Công nghệ thông tin xuất hiện ở hầu hết các trường đại học và có ở cả khối A, A1 lẫn D. Những ngôi trường nổi tiếng về ngành có thể kể đến như đại học Công nghệ thông tin đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - UIT, đại học Bách Khoa đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Khi chọn trường bạn lưu ý đến chuyên ngành đào tạo mà trường cung cấp. Trong trường hợp ngôi trường mà bạn đang theo học không có chuyên ngành mong muốn cũng đừng lo lắng. Bạn có thể lựa chọn học thêm các khóa học từ những trung tâm tin học. Việc này vừa giúp bạn có thêm kiến thức vừa làm cho hồ sơ của bạn nếu khóa học có chứng chỉ.

10. Phù hợp xu thế

Ngày nay, xu hướng công nghệ đã lan rộng khắp thế giới. Việc sử dụng các thiết bị di động đã trở thành một phần trong mọi lĩnh vực. Kiến thức IT đóng vai trò quan trọng để giúp người học nắm bắt xu thế, có thể tự mình ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động.

Mong rằng với những thông tin cung cấp trong bài, các bạn có thể tự mình trả lời câu hỏi “có nên học công nghệ thông tin không?”. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:
Internet

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
 
 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC